MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bên cạnh hoa, rau, Lâm Đồng phát triển vùng dược liệu đặc hữu, giá trị cao

Phan Tuấn LDO | 16/02/2023 10:17

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa triển khai kế hoạch thực hiện đề án phát triển ngành dược liệu bền vững, giá trị cao, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương.

Tài nguyên Dược liệu Lâm Đồng có khoảng 1.664 loài, thuộc 237 họ thực vật; động vật làm thuốc có 165 loài, thuộc 101 họ động vật; khoáng vật làm thuốc có 21 loại. Tuy vậy, thực vật làm thuốc của Lâm Đồng số lượng thì nhiều nhưng trữ lượng không lớn, giá trị kinh tế không cao, ít cây thuốc có giá trị đặc biệt. 

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, vì lẽ này, ngành y tế đã triển khai thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ dược liệu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025”.

Mô hình phát triển cây dược liệu (Sâm ngọc linh) ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu

Đề án này có mục tiêu phát triển ngành dược liệu bền vững, giá trị cao, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương.

Trong đó, mục tiêu cụ thể của đề án là rà soát, bổ sung danh mục loài dược liệu phù hợp, theo định hướng Chính phủ. Qua đó, bổ sung vào danh mục các loài dược liệu ưu tiên có thể phát triển và tập trung đầu tư trên địa bàn tỉnh  Lâm Đồng.

Mục tiêu nhằm phát triển trồng cây dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa song song với rau, hoa, trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.

Đồng thời, theo đó, quản lý khai thác, bảo tồn và giữ gìn những nguồn gen dược liệu quý có giá trị tại địa phương; sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế của tỉnh.

Về quy hoạch Lâm Đồng sẽ trồng các loại cây dược liệu, vùng có khí hậu mát mẻ, độ cao từ 1.000m trở lên, thị trường đang có nhu cầu và giá trị kinh tế cao...

Tại các huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng đều có thể trồng tất cả các cây thuốc thông thường để chuyển giao cho các bệnh viện, phòng chẩn trị y học cổ truyền, các trạm y tế xã dùng để điều trị bệnh và cho các công ty để sản xuất thuốc. 

Đề án sẽ tập huấn cho 100% cơ sở trồng, thu hái dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên các quy định về thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên theo quy định của Bộ Y tế.

Phấn đấu đến năm 2025 có 50% cơ sở trồng, thu hái dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP-WHO.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn