MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ Công Thương nhận định, xuất khẩu da giày gặp khó khăn trong những tháng cuối năm. Ảnh: BCT

Bí đầu ra, kim ngạch xuất khẩu nhiều nhãn hàng da giày giảm tới 60-70%

Vũ Long LDO | 20/09/2020 17:48
Kim ngạch xuất khẩu giày dép 8 tháng giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Ngành da giày đang gặp nhiều khó khăn.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép giảm mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, tháng 8 vừa qua, xuất khẩu ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 2,9% so với tháng 7, nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2019; lũy kế 8 tháng giảm 4,3%.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép 8 tháng năm 2020 chỉ đạt 10,9 tỉ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều doanh nghiệp khó có thể hoàn thành chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, kéo theo mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 24 tỉ USD khó có thể đạt trong năm 2020.

Thông tin từ các doanh nghiệp cho biết, những thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Đức đều giảm nhập so với tháng trước, trong đó, thị trường Đan Mạch giảm mạnh nhất - tới gần 64%, chỉ đạt 6,2 triệu USD.

Tính chung 7 tháng đầu năm, Mỹ dẫn đầu về tiêu thụ giày dép Việt Nam với kim ngạch 3,43 tỉ USD, chiếm tỉ trọng trên 36% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước và giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm, đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và EU.

Giày da "gặp khó" ở thị trường trong nước

Theo ông Diệp Thành Kiệt – Phó Chủ tịch Lefaso, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thụ của ngành da giày trong những tháng có sự sụt giảm rất mạnh. Có những thị trường, những nhãn hàng giảm tới 60-70%, doanh nghiệp khó có thể đưa ra giải pháp nào trước cuộc khủng hoảng nặng nề như hiện nay.

“Một số doanh nghiệp quay vào sản xuất hàng cho thị trường nội địa nhưng năng lực toàn ngành là trên 1,1 tỉ đôi giày và gần 400 triệu balô túi xách cho các loại thị trường tiêu thụ” – ông Diệp Thành Kiệt nói.Trong khi đầu ra xuất khẩu giày da bị bế tắc, thì tại thị trường trong nước, phần lớn sản phẩm sản xuất ra dành cho xuất khẩu nên rất khó tiêu thụ tại thị trường nội địa do giá thành cao.

Sản phẩm da giày xuất khẩu khó tiêu thụ tại thị trường nội địa bởi giá thành cao. Ảnh minh họa.
Hơn nữa, người tiêu dùng cũng tỏ ra không tin tưởng những mặt hàng này là "hàng xịn", bởi tình trạng bán hàng "rởm" online hiện nay đang là vấn nạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của những nhãn hàng lớn.

Cũng theo Hiệp hội Da giày mặc dù tổng cầu hiện nay của ngành đang giảm đi từ 25 đến 50%. Nhưng các doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, để giữ chân công nhân, chờ đợi cơ hội phát triển sau dịch bệnh.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso), mặc dù tại thời điểm này, nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã được nối lại nhưng sản phẩm làm ra lại không có đơn hàng nhập khẩu khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng sản xuất sụt giảm 40-50%, nhiều doanh nghiệp “chạy” đơn hàng từng tháng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn