MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Xe ôm công nghệ trong thời gian qua gây nhiều chú ý khi có không ít vụ xô xát dẫn tới đổ máu với xe ôm truyền thống.

Bộ GTVT nói gì về câu chuyện “bát nháo nhái xe ôm Grab... lừa người dân”

K.H LDO | 30/03/2018 13:30
Ngày 29.3, phát biểu tại họp báo tổng kết quý I/2018, lãnh đạo Bộ GTVT đã lên tiếng quanh phản ánh của Báo Lao Động về hiện tượng nhái xe ôm Grab lừa khách hàng.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận trong lĩnh vực xe chở khách 2 bánh (hay còn gọi là xe ôm) chưa có nhiều quy định và hiện mới giao cho địa phương quản lý do đó trước các bất cập, bộ sẽ nghiên cứu, rà soát và xem xét điều chỉnh, cụ thể hoá bằng văn bản trong thời gian tới để quản lý vấn đề an toàn cho hành khách đi xe.

Nêu cụ thể hơn về vấn đề này, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ vận tải cho biết, theo quy định việc quản lý vận tải xe 2 bánh thuộc trách nhiệm của UBND các tỉnh, địa phương và áp dụng tuỳ theo đặc điểm tình hình của từng địa phương.

Do đó, trước mắt với vấn đề này, bộ sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá tổng kết tham mưu vào dự thảo luật sửa đổi Luật Giao thông đường bộ trong đó sẽ nghiên cứu đánh giá kỹ hơn về quản lý xe chở khách 2 bánh của địa phương theo hướng xem xét làm sao vừa đảm bảo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho người dân cũng đảm bảo sự an toàn cho hành khách.

Qua phản ánh của bạn đọc, từng tốp tài xế trong trang phục áo xe ôm công nghệ Grab tụm năm, tụm ba đứng rải rác khắp khu vực bến xe Mỹ Đình và Giáp Bát... (Hà Nội).

Đáng chú ý, đa số các tài xế này thường xuyên chỉ đứng đợi khách một chỗ (như xe ôm truyền thống), để chào mời khách đi xe ôm mà không dùng bất cứ ứng dụng công nghệ gì và cùng với đó là giá cả “trên trời”.

Trước đó, theo điều tra của Báo Lao Động, hiện tượng nhái xe ôm công nghệ để “chặt chém” khách hàng diễn ra tại nhiều nơi và đơn vị cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ là Grab Việt Nam cũng đau đầu vì bị lợi dụng thương hiệu.

Không chỉ vậy, từ trước tới, việc quản lý xe ôm truyền thống cũng gần như bỏ ngỏ, việc định giá hay đảm bảo an toàn cho hành khách đều là thoả thuận cá nhân và gần như không có gì đảm bảo nên hiện tượng “chặt chém” tiền dịch vụ, xe ôm đe doạ thậm chí hành hung hành khách không phải là hiếm. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn