MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lợi nhuận ngành ngân hàng đang phân hoá rõ rệt. Ảnh: Toàn Lê

Bức tranh trái chiều lợi nhuận ngành ngân hàng

Gia Miêu LDO | 13/01/2023 08:57

Kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý 4/2022 đang cho thấy  sự vượt trội của khối ngân hàng quốc doanh trong việc đạt lợi nhuận khá cao.

Ở khối quốc doanh, theo kết quả công bố, Vietcombank tiếp tục giữ ngôi vị quán quân về con số lợi nhuận cao trong ngành. Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 tăng 39% so 2021 khoảng 36.774 tỉ đồng, đạt 119% kế hoạch năm. Trong đó, biên lợi nhuận đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với 2021.

VietinBank lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 ước đạt 20.500 tỉ đồng, hoàn thành mục tiêu đại hội đồng cổ đông đề ra và tăng 15% so với con số năm 2021. BIDV cũng kết thúc 2022 đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất 23.190 tỉ đồng. Tuy nhiên, bức tranh kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng lại có sự phân hóa rõ nét về lợi nhuận giữa các ngân hàng quy mô nhỏ. Thậm chí, một số ngân hàng đã phải điều chỉnh chỉ tiêu năm 2022.

Lợi nhuận của các ngân hàng quy mô nhỏ có phần giảm sút. Ảnh: Toàn Lê 

Đơn cử như Hội đồng quản trị VietBank đã thông qua việc giảm kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 từ 1.090 tỉ đồng xuống còn 800 tỉ đồng, tương đương giảm gần 27%. Lãnh đạo của ABBank cho biết do phải giảm lãi suất cho vay, NIM (biên lợi nhuận ròng giảm) nên chỉ tiêu lợi nhuận cũng có phần giảm. Mức giảm ước tính khoảng 30% trên tổng chỉ tiêu mà ngân hàng xây dựng đầu năm. 

Nhìn chung theo kết quả điều tra mới đây của Ngân hàng Nhà nước, tình hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong quý 4/2022 được nhận định tiếp tục có tăng trưởng nhưng chưa đạt mức kỳ vọng. Tính chung trong năm 2022, 80% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tổng thể ''cải thiện'' so với năm 2021, 87% TCTD ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 9,3% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm.

Tăng trưởng tín dụng đóng góp bình quân vào tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao nhất của các ngân hàng. Do đó, nhiều ngân hàng đang ngóng chờ hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho năm mới. Các chuyên gia của CTCK VDSC nhận định, tăng trưởng tín dụng toàn ngành sẽ vào khoảng 11 - 12% cho cả năm 2023, thấp hơn mức mục tiêu 15,5 - 16% của năm 2022, do nhu cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng và một số động lực tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm, bên cạnh đó là quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành. Theo VDSC, phân bổ hạn mức tín dụng theo mục tiêu sẽ tạo lợi thế cho một số ngân hàng, trong khi hạn chế cơ hội tăng trưởng của các ngân hàng khác.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn