MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngành đồ uống đang thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài, tạo nên mức độ cạnh tranh rất khốc liệt. Ảnh: PV

Cạnh tranh đến mức thôn tính, sáp nhập nhiều doanh nghiệp trong ngành đồ uống

Đức Thành LDO | 05/11/2017 10:03

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, riêng lĩnh vực đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2017 có mức độ tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó càng dễ hiểu hơn khi nhìn lại toàn thị trường đồ uống Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã và tiếp tục thâu tóm nhiều thương hiệu trong nước.

Trước sự tăng trưởng khá ấn tượng, thị trường đồ uống đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Dự báo của Business Monifor International cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành côn nghiệp thực phẩm và đồ uống tiếp tục có xu thế tốt với mức tăng trưởng kép hàng năm là gần 11% cho tới năm 2019.

Xu thế hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang trở nên phổ biến trong giới sản xuất kinh doanh đồ uống trong nước. Thông qua hình thức M&A, nhiều doanh nghiệp đồ uống Việt cũng bắt đầu có những hợp tác chiến lược với doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng thị phần, cải thiện công nghệ, bổ sung tiềm lực và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ví như xu thế các doanh nghiệp của Thái Lan bắt đầu có những hợp tác chiến lược cùng Masan, đầu tư cổ phiếu Vinamilk; vụ Daesang Corp (Hàn Quốc) đầu tư trọn 100% cổ phần của CTCP Thực phẩm Đức Việt;  CTCP Á Mỹ Gia trao gửi toàn bộ 100% cổ phần của mình cho Earth Chemical (Nhật Bản);   Fraser & Neave Ltd. (Singapore) mua 5,4% cổ phần của Vinamilk…

Ngoài ra, có thể kể tới một số thương vụ như  Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) đổ hàng chục triệu USD để mua 64,9% vốn của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt; trước đó, chính tập đoàn này cũng đã thâu tóm được gần 4,2% cổ phần của Vissa. Hiện tập đoàn này cũng đang nắm tới gần 72% cổ phần tại CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre (sau đó đổi tên thành  Cty thực phẩm CJ - Cầu Tre.

Trong một cuộc hội thảo do Hiệp hội Bia – Rượu – NGK tổ chức, ông  Nguyễn Hữu Lộc - Giám đốc Cty CP Bia Sài Gòn - Hà Nội từng nhận định: “Thời gian qua, mức độ thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đồ uống trong nước ngày càng nhiều. Trong 5 năm vừa rồi, mức độ cạnh tranh trong ngành đồ uống chưa bao giờ lại khốc liệt như vậy. Sự cạnh tranh đến mức thôn tính, sáp nhập nhiều doanh nghiệp”.

Nguyên nhân cũng được ông Lộc chỉ ra là “ở lĩnh vực phân phối, thị trường bán lẻ cạnh tranh rất khốc liệt do chính sách của các hãng ngoại muốn thôn tính thị trường Việt Nam rất linh hoạt mà doanh nghiệp nội không thể chạy đua. Quan trọng nhất uy tín thương hiệu của chúng ta thua kém với uy tín thương hiệu của các hãng nước ngoài”.

Chủ tịch VBA, PGS-TS. Nguyễn Văn Việt cho rằng: “Nhà sản xuất gặp sự cạnh tranh đa chiều, thị trường có nhiều sản phẩm chất lượng kém của các hãng khác nhau nên uy tín của những người làm chân chính cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, việc nhận diện và giới thiệu chất lượng của từng sản phẩm một là một việc cần làm để khách hàng tin tưởng ủng hộ”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn