MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sinh viên Viện Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Bách khoa báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc gia. Ảnh: TƯỜNG VÂN

Chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp từ mô hình "hai nhà"

Tường Vân LDO | 07/02/2024 08:02

27 sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ giáo dục khoá đầu tiên (năm 2019), Viện Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội đã được tuyển dụng tại các doanh nghiệp đối tác hoặc hợp tác. Điều này là minh chứng rõ nét nhất về lợi ích tích cực mà mô hình hợp tác nhà trường - doanh nghiệp đem đến cho sinh viên, nhà trường và cả doanh nghiệp.

Đưa cơ hội việc làm đến cho sinh viên

Để "học được đi đôi với hành", hằng năm, Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội gửi hơn 2.000 lượt sinh viên đi thực hành, thực tập, kiến tập tại các công ty, doanh nghiệp là đối tác. Các khoa đào tạo của nhà trường đều có rất nhiều đối tác trong và ngoài nước hỗ trợ trong quá trình thực tập của sinh viên.

Theo cấu trúc của chương trình đào tạo hiện nay, tối thiểu sinh viên có 1 học kỳ vừa học vừa thực tập tại doanh nghiệp. Nhà trường luôn phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để giới thiệu cơ hội việc làm cho sinh viên, đảm bảo tỉ lệ sinh viên ra trường 100% có việc làm ngay.

PGS Lê Hiếu Học - Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội - chia sẻ, từ khi bắt đầu đào tạo Cử nhân Công nghệ giáo dục (năm 2019), Viện đã nỗ lực kết nối và triển khai hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức. Kết quả, 27 sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ giáo dục khoá đầu tiên đã được tuyển dụng tại các doanh nghiệp đối tác hoặc hợp tác.

Còn nhiều khó khăn, thách thức

Là đơn vị đang hợp tác với hơn 50 trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên toàn quốc trong việc hỗ trợ đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập, ông Nguyễn Trung Phương - Giám đốc tuyển dụng Công ty Bellsystem24 Việt Nam - đánh giá, “cái bắt tay” giữa doanh nghiệp, nhà trường sẽ đem lại lợi ích tốt cho cả 3 bên: Nhà trường - doanh nghiệp - sinh viên.

Doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu của thị trường; nhà trường sẽ có sự cải thiện trong chương trình đào tạo để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp; sinh viên sẽ không mất nhiều thời gian đào tạo lại sau khi ra trường và có cơ hội cạnh tranh tốt hơn trên thị trường lao động.

Dù mang lại nhiều lợi ích, song, ông Phương cho rằng, việc kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường trong quá trình đào tạo vẫn gặp những khó khăn nhất định từ cả 3 bên.

Về phía cơ sở giáo dục đại học, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhìn nhận, hạn chế lớn nhất các trường gặp phải là thiếu kinh phí cho nghiên cứu. Có kinh phí thì thủ tục thanh quyết toán cũng còn phức tạp, rườm rà. Do vướng cơ chế nên các đầu tư mạo hiểm còn chưa được mạnh dạn triển khai đúng mức cả từ phía nhà nước và nhà trường.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, Đảng và Nhà nước, Quốc hội cần có cơ chế đặc thù để thu hút nhân tài và cơ chế thông thoáng để các doanh nghiệp phối hợp với các trường đại học đầu tư cho các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học, viện nghiên cứu.

Và những nhóm nghiên cứu mạnh sẽ có những nhà khoa học xuất sắc, sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học xuất sắc, sẽ thúc đẩy tiềm lực nghiên cứu khoa học và thứ hạng của nhà trường, góp phần hiệu quả giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn