MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thị trường chuyển phát ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt. Ảnh TM

Chạy đua thị phần thị trường chuyển phát, EMS bắt tay với Lalamove

LA LDO | 03/10/2019 12:46

Với hàng loạt ứng dụng và đơn vị mới, thị trường chuyển phát ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt. Sức ép đến từ các đối thủ, đặc biệt là từ các ứng dụng chuyển phát như Grab, Go Việt, ông lớn EMS buộc phải có bước chuyển đổi quan trọng khi bắt tay với ứng dụng Lalamove và tăng thêm lựa chọn cho khách hàng.

Chia sẻ với báo Lao Động, bà Hà Thị Hoà Tổng giám đốc EMS cho biết thời gian thị trường chuyển phát có sự tăng trưởng ấn tượng với mức hơn 30%/năm trong đó năm 2018, EMS ước tính sẽ thực hiện hơn 150 triệu đơn hàng trên toàn quốc và có tải trọng bay lớn nhất với hơn 60 tấn. Chặng bay chuyển phát hàng hoá lớn nhất hiện là Hà Nội và TP HCM. 

Theo thống kê, EMS hiện đang chiếm hơn 30% thị phần và là đơn vị có thị phần lớn nhất trên thị trường. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hàng loạt đối thủ mới trong thời gian qua khiến EMS không thể chỉ sử dụng phương thức cũ mà buộc phải nhảy vào lĩnh vực ứng dụng gọi chuyển phát thông qua việc bắt tay với Lalamove, một công ty start up về công nghệ. Theo đó, cả hai bên cùng hợp tác triển khai dịch vụ Giao hàng nội thành siêu tốc trong 2 giờ. 

Việc EMS và Lalamove bắt tay nhau được cho là động thái tất yếu để cạnh tranh với các ứng dụng đang có mức tăng trưởng mạnh như Grab, Go Viet thời gian qua. Theo thỏa thuận hợp tác, các gói dịch vụ của EMS sẽ được tối ưu thông qua ứng dụng Lalamove từ đó cho phép các bưu kiện được gửi qua EMS có thể đến tay khách hàng trong tối đa 2 giờ làm việc.

Bên cạnh việc giao nhận hàng hóa thuần túy, dịch vụ này còn được quảng bá là có thêm 1 loạt tính năng đi kèm như: giao hàng kèm thùng giữ nhiệt; giao hàng kèm thu hộ; quay lại điểm nhận hàng; giao hàng buổi đêm, giao hàng ngày lễ/Tết... 

Từ vài năm trở lại đây, ngành bưu chính, dịch vụ chuyển phát, giao nhận hàng, logistics trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhiều doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và có thể đạt quy mô 10 tỉ USD vào năm 2020. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển phát từ 62 - 200%.  

Thị trường chuyển phát nhanh hiện không chỉ được khai thác bởi các công ty truyền thống, mà các công ty start-up và những công ty đa quốc gia cũng nhảy vào.  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn