MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lương thực, thực phẩm, xăng, dầu tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng cao. Ảnh: Vũ Long

Chỉ số giá tiêu dùng tăng do giá hàng loạt mặt hàng “phi mã”

Vũ Long LDO | 29/04/2022 11:59

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, xăng, dầu.

Theo Tổng cục Thống kê, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng theo giá nguyên liệu đầu vào sản xuất; dịch vụ giáo dục tăng trở lại tại một số địa phương sau thời gian miễn giảm học phí; giá ăn uống ngoài gia đình và dịch vụ du lịch tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 4.2022 tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12.2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,89% của 4 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 4 tháng đầu năm 2017-2020 (tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2017-2020 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: Tăng 4,8%; tăng 2,8%; tăng 2,71%; tăng 4,9%), lạm phát cơ bản tăng 0,97%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4.2022 so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: TCTK

Nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng so với tháng trước là đồ uống và thuốc lá: Tăng 0,22%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,58% (trong nhóm này, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng cao nhất, ở mức 2,02% do giá thép tăng khi giá nguyên liệu từ quặng sắt, thép phế liệu… tăng mạnh; giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất ximăng như xăng dầu và than đá tăng cao. Bên cạnh đó, giá một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng tăng cao như đá, cát, gạch xây dựng...).

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,32%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,16%; nhóm giáo dục tăng 0,96%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,18%; chỉ số giá vàng tăng 0,73%; chỉ số giá USD tăng 0,07%.

Trong 11 nhóm hàng hóa, chỉ có chỉ số giá của 2 nhóm giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,05%); giao thông: Giảm 0,59%. 

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục) tháng 4.2022 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức chỉ số giá tiêu dùng bình quân chung (tăng 2,1%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và giá xăng, dầu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn