MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giá thịt lợn bán lẻ giảm 2,48% trong tháng 7 đã góp phần kìm đà tăng của CPI tháng 7.2020. Ảnh: Khánh Vũ

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,4%

Vũ Long LDO | 29/07/2020 11:23

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7.2020 tăng 0,4% so với tháng trước, giảm 0,19% so với tháng 12 năm 2019, tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng CPI tháng 7.2020 ở mức 0,4% đã đưa CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2020 tăng 4,07% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, CPI khu vực thành thị tăng 3,63%, khu vực nông thôn tăng 4,51%.

Lạm phát cơ bản 7 tháng đầu năm 2020 tăng 2,74% so với cùng kỳ năm 2019.

Phân tích của Tổng cục Thống kê cho thấy, giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 27.6.2020, trong đó: Giá xăng A95 tăng 890 đồng/lít, xăng E5 tăng 860 đồng/lít, dầu diezel 0,05S tăng 600 đồng/lít so với tháng trước, bình quân giá xăng dầu tháng 7 năm 2020 tăng 9,02% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,37%.

Thời tiết nắng nóng kéo dài kỷ lục, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước tăng rất cao, làm cho chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 2%, chỉ số giá nước sinh hoạt tăng 0,25% so với tháng trước.

Bên cạnh đó, từ ngày 1.7.2020 giá gas trong nước điều chỉnh tăng 3.500đồng/bình 12kg tăng 1,13% so với tháng 6.2020 do giá gas thế giới bình quân tháng 7.2020 tăng khoảng 10USD/tấn so với tháng 6.2020.

Ngoài ra, tháng 7 là thời điểm học sinh nghỉ hè, nhu cầu du lịch tăng dẫn tới chỉ số giá nhóm du lịch trong nước tăng 0,8% so với tháng trước.

Có 3 nguyên nhân kéo CPI tháng 7. 2020 giảm, trong đó giá gạo giảm 0,33% so với tháng trước do nguồn cung từ vụ lúa Hè Thu đang dần đưa ra thị trường, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam giảm từ mức 475USD/tấn xuống mức 450USD/tấn.

Hiệu ứng từ việc Việt Nam nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về để nuôi, giết mổ làm thực phẩm, giá lợn hơi trong những ngày đầu tháng 7.2020 giảm từ 2.000 - 10.000đồng/kg, kéo giá thịt lợn bán lẻ giảm 2,48%, giá thịt chế biến giảm 0,14%, giá mỡ giảm 2,74%.

Giá các mặt hàng thủy hải sản tươi sống giảm 0,45% so với tháng trước do ảnh hưởng dịch COVID-19 nhiều nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ Việt Nam đóng cửa khẩu, nhu cầu tiêu dùng từ khách du lịch giảm, dẫn đến dư cung trên thị trường...

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng có chỉ số giá tăng: Giao thông tăng 3,91%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,06%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; giáo dục tăng 0,02%.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn