MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lãnh đạo TTĐ Hà Tĩnh kiểm tra các điểm xung yếu chủ động ứng phó với bão số 10. Ảnh: TTĐ Hà Tĩnh

Chủ động đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện trước bão số 10

Lưu Bình LDO | 05/11/2020 11:56

Nhằm đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, ngay khi có thông tin về cơn bão số 10, ông Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc Truyền tải điện Hà Tĩnh (thuộc Công ty Truyền tải điện 1) đã cùng các phòng chức năng đi thực địa kiểm tra tình hình và chỉ đạo khẩn trương ứng phó cơn bão số 10 đến các trạm biến áp (TBA) và một số vị trí đường dây (ĐD) xung yếu.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 0h sáng ngày 2.11, bão Goni đã đi vào Biển Đông, chính thức trở thành cơn bão số 10 năm 2020 ảnh hưởng đến Việt Nam. Đến 1h ngày 5.11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (60 - 90 km/giờ), giật cấp 11.

Ông Nguyễn Sĩ Thắng cho biết lưới truyền tải điện của đơn vị quản lý là tâm điểm của các đợt bão lũ, hàng năm thường xuyên đối mặt với nguy cơ sự cố do thiên tai gây ra. Diễn biến cơn bão rất khó lường và phức tạp, có thể ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý vận hành lưới truyền tải điện trên địa bàn. Để chủ động đối phó với cơn bão số 10, đơn vị đã chỉ đạo các bộ phận trực thuộc luôn chủ động nắm bắt thông tin dự báo thời tiết và lập kế hoạch ứng phó để triển khai kịp thời.

Công nhân vận hành kiểm tra các vị trí cột ngập lụt. Ảnh: TTĐ

Tại các TBA 500 kV, các đơn vị đã khẩn trương che chắn tủ, bảng điều khiển, chèn mái tôn… Các đội quản lý đường dây khẩn trương kiểm tra tuyến, hoàn thành nạo vét mương thoát nước, khơi thông dòng chảy, gia cố đường công vụ, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống sự cố có thể xảy ra.

Với các khu vực trên tuyến đường dây có khả năng ngập úng nước, sạt lở đất; đơn vị đã chủ động kiểm tra đánh giá trước tình hình. Những vùng bị chia cắt bởi ngập lụt và vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, TTĐ Hà Tĩnh đã huy động lực lượng công nhân thuê thuyền, xuồng; sử dụng thiết bị bay không người lái UAV để theo dõi đồng thời chụp ảnh, quay phim các vị trí trên đồi núi có thể bị sạt lở để đánh giá tình hình. Qua đó chủ động ứng phó kiểm soát tốt tình hình tại các ĐD và TBA nhằm đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị, đường dây vận hành an toàn.

Tuyết DZ 500kV Đức Thọ ngập trong nước. Ảnh: TTĐ

Trước đó, toàn tỉnh Hà Tĩnh mưa rất lớn kéo dài, các sông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh lên nhanh, cộng với đó là lưu lượng xả lũ các hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác, Kim Sơn, Sông Trí, Bộc Nguyên và Thủy điện Hố Hô cũng đồng loạt xả lũ với lưu lượng lớn, tuyến đường dây 500 kV, 220 kV và Trạm 500 kV đi qua các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh… bị ngập sâu, một số tuyến đường bị chia cắt.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn