MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Những phiên giảm sâu của chỉ số chứng khoán VN-Index mang tới điểm mua lý tưởng cho nhà đầu tư có tỉ trọng tiền mặt lớn. Ảnh minh họa: Thế Lâm.

Chứng khoán: Rũ bỏ và gom hàng, nhà đầu tư nên quyết định hướng nào?

Thế Lâm LDO | 05/12/2021 06:51

Sau khi thị trường chứng khoán có phiên chiều ngày 3.12 giảm sâu gần 40 điểm chỉ trong khoảng 10 phút cuối phiên, một vấn đề đặt ra với nhà đầu tư là nên tiếp tục rũ bỏ hay gom hàng.

Phiên giảm sâu chủ yếu diễn ra trong chiều ngày 3.12 đã được xác định là do ảnh hưởng từ thông tin biến thể virus mới Omicron lan tới Đông Nam Á. Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến nhà đầu tư trên một số nhóm thảo luận về chứng khoán cho rằng, nguyên nhân không chỉ vì thông tin về dịch bệnh.

Phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, thông tin biến thể Omicron lan sang Đông Nam Á trên thực tế đã xuất hiện và được biết đến từ thời điểm gần trưa. Tuy nhiên, phải đến lúc hơn 2 giờ chiều, thị trường mới cho thấy bị ảnh hưởng bằng đợt lao dốc mạnh của chỉ số.

Độ trễ lên tới 3-4 giờ đồng hồ được một nhà đầu tư tên Đ cho rằng, đó chỉ là cái cớ để những “lái” bự hợp lý hóa nhằm thúc đẩy làn sóng rũ bỏ cổ phiếu. Tất nhiên, có người rũ thì cũng sẽ có người mua. Chính vì thế, thanh khoản phiên này đã tăng mạnh gần 10.000 tỉ đồng so với phiên liền trước đó trên sàn HoSE, tương ứng mức tăng lên tới gần 43%.

Cần biết rằng, trong khoản 2 tuần giao dịch vừa qua, cho dù thị trường rung lắc liên tục và có những phiên rung lắc mạnh, song dòng tiền của nhà đầu tư chờ chực canh mua giá thấp lúc nào cũng sẵn sàng. Nhờ đó, thị trường trong suốt 2 tuần qua không có những phiên giảm sâu.

Thế nhưng nguyên nhân, hoặc cũng có thể là cái cớ với Omicron để hợp lý hóa, đã kéo lùi chỉ số VN-Index về xuống dưới ngưỡng 1.450 điểm và đây cũng là phiên thị trường chứng khoán với VN-Index giảm mạnh nhất trong 2 tháng trở lại đây.

“Càng nhiều nhà đầu tư bán tháo thì giúp các lái gom hàng sớm và nhanh hơn thôi” - một nhà đầu tư tên G nhận định.

Trong khi đó, nhận định trên một nhóm thảo luận về chứng khoán trên Zalo, nhân viên môi giới tên K của sàn FPTS cho rằng: “Khả năng phiên giảm sâu vào chiều cuối tuần (ngày 3.12) giao dịch vừa qua là nhịp bán tháo ngắn hạn và thị trường được dự kiến sẽ phục hồi vào tuần sau”.

Xu hướng giao dịch lúc này được cho rằng, “con” (các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ) thì đang lo lắng, mất tự tin, trong khi “cái” (những nhà đầu tư lớn, còn gọi là “lái”) thì canh me gom hàng. Nhà đầu tư tên T cho rằng, cứ gom hàng theo cái là kiếm ăn được và nên chuẩn bị “đạn” (tiền) để vào tuần giao dịch mới nếu thị trường tiếp tục giảm thì lại gom hàng vào tiếp.

Bài học đúc kết từ ít nhất 3 đợt giảm mạnh của thị trường chứng khoán do ảnh hưởng dịch bệnh cho thấy, nhà đầu tư nào gom được càng nhiều hàng giá thấp thì lợi nhuận càng lớn khi bán ra 1-2 tuần sau đó.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên viên môi giới K, trong phiên giảm mạnh của chỉ số VN-Index chiều 3.11, còn có một yếu tố góp phần chính là tình trạng căng margin (vay giao dịch và thế chấp cổ phiếu) ở một số công ty chứng khoán lớn. Trong tình huống này, không ít nhà đầu tư buộc phải bán ra để cân bằng margin chứ không thể mua thêm dù rất “thèm” hàng giá thấp đang “tràn ngập”.

Ngược lại, những nhà đầu tư còn có tỉ trọng tiền mặt lớn lúc này tha hồ lựa chọn hàng chất lượng nhưng giá đã rơi xuống mức hấp dẫn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn