MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chứng khoán: Tiêu chí lọc cổ phiếu khoẻ trong thị trường rung lắc

Đức Mạnh LDO | 16/08/2022 19:56
Quản trị rủi ro luôn cần được các doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt khi tồn tại nhiều diễn biến khó lường từ nền kinh tế toàn cầu như hiện nay. Chuyên gia chứng khoán sẽ mách nước lọc ra những cổ phiếu tốt trong bối cảnh đó ở bài viết sau.

Theo các chuyên gia, sau khi đại dịch COVID-19 trôi qua, hoạt động sản xuất kinh doanh bình trở lại thường khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn hơn so với những năm trước đó. Điều này dẫn đến nguy cơ lạm phát nội tại cũng như trên thế giới tác động đến Việt Nam sẽ lớn hơn. 

Trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những điều hành đến tỉ lệ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp vì thế mà gặp khó khăn hơn trong tiếp cận nguồn vốn để phát triển trong giai đoạn vừa qua.

Ông Trần Minh Tuấn - Phó chủ tịch Công ty chứng khoán Smart Invest chỉ ra 3 rủi ro cơ bản thường gặp với mỗi doanh nghiệp: thị trường, hoạt động vận hành và tài chính nội tại. 

"Theo kinh nghiệm chúng tôi tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, năng lực về vốn thường rất yếu. Sau quá trình sản xuất kinh doanh cốt lõi đạt được những thành công nhất định, họ thường mở rộng sang các hoạt động đầu tư khác nhưng nguồn vốn thì lại cơ cấu không chặt chẽ. Họ dùng vốn ngắn hạn để đầu tư sang những hoạt động dài hạn. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất cũng như trong lĩnh vực bất động sản thường gặp vấn đề này, dẫn đến mất cân đối cơ cấu các hoạt động tài chính", ông Tuấn cho biết.

Bổ sung thêm, ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) - nhấn mạnh rằng các cơ quan quản lý sẽ càng ngày càng kiểm soát thị trường tốt hơn và các quy định sẽ thêm phần chặt chẽ.

"Các chuẩn mực quốc tế đang dần được áp dụng tại Việt Nam, chẳng hạn như tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo bazel với ngành ngân hàng. Ngoài ra, sắp tới theo lộ trình, Bộ Tài chính cũng yêu cầu, nhất là các doanh nghiệp niêm yết sẽ phải thực hiện theo chuẩn mực báo cáo tài chính AFAS 9 vào năm 2025. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ cũng sẽ ngặt nghèo hơn trong tương lai. Cho nên những đơn vị nào, những ngân hàng nào đi sớm thì sẽ có lợi thế hơn", vị chuyên gia nhận định.

Chuyên gia chia sẻ về cách chọn lọc mã chứng khoán trong chương trình Talkshow Phố Tài chính (VTV8).

Vậy, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì để lọc ra những doanh nghiệp có khả năng quản trị rủi ro tốt và hiệu quả? Riêng về phía ngành ngân hàng, ông Hưng khuyên nên nhìn vào tỉ lệ nợ xấu.

Tổng giám đốc TPBank giải thích: "Tỉ lệ nợ xấu thấp chứng tỏ ngân hàng quản trị rủi ro tốt. Tỉ lệ về quỹ dự phòng mà ngân hàng đã trích sẽ đảm bảo rằng nếu sau này xảy ra nợ xấu thì có thể dùng để bù đắp được. Ngoài ra còn cần quan tâm đến những đánh giá xếp hạng của các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước hoặc được Ngân hàng Nhà nước công nhận là đã tuân thủ chuẩn mực về quản trị rủi ro, báo cáo tài chính theo quy chuẩn quốc tế."

Đối với doanh nghiệp niêm yết, ông Tuấn cho rằng nên quan tâm đến thời gian hoạt động càng lâu trên thị trường càng chứng tỏ họ tồn tại và phát triển bền vững. Tiếp theo là trong suốt quá trình hoạt động, những thông tin nên minh bạch và không có thông tin mang tính chất tiêu cực xảy ra. Yếu tố thứ ba là có đánh giá của các tổ chức uy tín như S&P hay Moody.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn