MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục áp sát mốc 1.200 điểm rồi lại tuột dốc. Ảnh TL

Chứng khoán “vật lộn” mốc 1200 điểm, VN-Index đang đối mặt rủi ro gì?

Mi Vân LDO | 13/03/2021 07:48

Đâu là rào cản chính khiến thị trường chứng khoán Việt Nam mãi "lình xình" chưa thể vượt qua được mốc đỉnh 1.200 điểm?

Chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán VDSC nhận định VN-Index đang phải đối mặt với rủi ro ngắn hạn đến từ yếu tố trong và ngoài nước.

Lo ngại lạm phát tăng cao, cùng với lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng vọt gây ảnh hưởng không ít cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Thêm vào đó, việc HoSE liên tục nghẽn lệnh thời gian gần đây đã trở thành rào cản để VN-Index chinh phục mốc 1.200 điểm.

Diễn biến thị trường chứng khoán trong thời gian qua.Ảnh VDSC

Sàn chứng khoán HOSE nghẽn lệnh quá tải – rào cản chính để Vn-Index tăng điểm

“Hệ thống giao dịch bị quá tải là rào cản chính. Việc đặt lệnh trên HOSE gặp nhiều khó khăn do lệnh bị treo khi giá trị giao dịch đạt khoảng 14.000 tỉ đồng đến từ việc quá tải trên hệ thống của HOSE. Điều này là một rào cản không nhỏ và có thể hạn chế đà tăng của chỉ số VN-Index khi các nhà đầu tư mới sẽ gặp khó khăn trong việc giao dịch”, chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán VDSC cho biết.

Theo chuyên gia của VDSC, nhiều nỗ lực trong ngắn hạn đã được đề xuất như tăng số lượng giao dịch từ 10 lên 100 cổ phiếu/lô bắt đầu từ tháng 1.2021, chuyển một số cổ phiếu từ sàn HOSE sang HNX... nhưng mức độ hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng.

Hiện tại, các nhà đầu tư đang kỳ vọng việc áp dụng hệ thống giao dịch KRX của Hàn Quốc sẽ giải quyết triệt để vấn đề quá tải về lệnh đặt. Tuy nhiên, việc áp dụng chính thức hệ thống mới cũng còn khá xa vào cuối năm 2021.

Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, lo ngại lạm phát

“Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể bị ảnh hưởng từ sự biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong bối cảnh lạm phát trở lại và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng. Nhiều thị trường chứng khoán bắt đầu điều chỉnh khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng hơn 16 điểm cơ bản lên mức 1,614% tính đến ngày 25.2 (mức cao nhất kể từ tháng 2.2020).

Cụ thể, theo các chuyên gia, diễn biến của các chỉ số trong tuần cuối cùng của tháng 2 khá tiêu cực như Nikkei (-3,50%), SET (-0,94%), SP500 (-2,44%).

Thị trường Việt Nam diễn biến cùng chiều với thị trường toàn cầu nhưng có mức điều chỉnh nhẹ hơn với mức giảm 0,42% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh vẫn xảy ra với mức giảm 15,63 điểm (-1,33% so với phiên trước đó) vào ngày 24.2.

Theo chuyên gia của VDSC, việc theo dõi hành động của các ngân hàng trung ương Mỹ là rất cần thiết để đánh giá diễn biến lợi suất trái phiếu chính phủ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn