MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Năm 2021, mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra hoàn toàn có khả năng đạt được. Ảnh TL

Chuyên gia kinh tế nói về triển vọng kiểm soát lạm phát năm 2021

Hương Nguyễn LDO | 27/02/2021 23:44

Liệu Việt Nam có duy trì được mức lạm phát dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2021 hay không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là con số hoàn toàn có khả năng đạt được.

Trao đổi với phóng viên, PGS., TS. Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng viện Kinh tế - Tài chính nhận định “Chúng tôi dự báo CPI bình quân năm 2021 so với năm 2020 sẽ tăng ở mức 3,5% (+/- 0,3%) tức là từ 3,2% đến 3,8%. Như vậy việc kiểm soát lạm phát trong mục tiêu Quốc hội giao là hoàn toàn khả thi”.

Nhận định của Viện trưởng Nguyễn Bá Minh dựa trên 3 dự báo cơ bản. Thứ nhất, mặc dù dịch COVID-19 trên thế giới dần được khống chế, các loại vắcxin COVID-19 được tiêm chủng trên diện rộng và các hoạt động sản xuất, thương mại, giao lưu quốc tế được khôi phục; nhưng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục như kỳ vọng nên giá cả nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới khó tăng mạnh.

Thứ hai, dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam đang được khống chế và việc tái đàn đang được khôi phục với nhiều tín hiệu khả quan, cho thấy cung - cầu thịt lợn ở Việt Nam năm 2021 sẽ bớt căng thẳng, giá thịt lợn sẽ dần ổn định.

Thứ ba, Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra...

This browser does not support the video element.

PGS, TS. Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng viện Kinh tế - Tài chính nhận định về tình hình lạm phát của Việt Nam trong năm 2021.

Theo TS Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia kinh tế, để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% trong năm 2021 như chỉ tiêu của Quốc hội, cần thực hiện tốt một số biện pháp.

Đầu tiên là tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và phòng ngừa các dịch bệnh sẽ là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng.

Thêm vào đó, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các DN và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”.

NHNN cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính – tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI).

Theo TS Nguyễn Minh Phong, Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương và Cục Quản lý giá Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả

Đối với các hàng hóa được mua sắm bằng tiền từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa dự trữ quốc gia, hàng hóa, dịch vụ phục vụ công ích cần được kiểm tra bảo tính cạnh tranh, tính hiệu quả và công bằng

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn