MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh hoạ

CIEM đề xuất tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho lĩnh vực ưu tiên

L.H LDO | 21/04/2019 06:50
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đề xuất nên nghiên cứu khả năng tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho các lĩnh vực ưu tiên.

Theo các chuyên gia của CIEM, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục ổn định.

Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6-9%/năm và 9-11%/năm đối với lãi suất cho vay trung và dài hạn. Các ngân hàng thương mại nhà nước đã chủ động giảm khoảng 0,5 điểm %/năm đối với lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua lúa gạo và hỗ trợ các hộ chăn nuôi chịu thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi.

Dù vậy, việc không ít ngân hàng lớn đặt mục tiêu lợi nhuận cao gây ra quan ngại về khả năng giảm lãi suất trong năm 2019.

Đáng lưu ý, theo nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào ròng ngoại tệ trong quý I, với ước tính khoảng 4 tỉ USD trước Tết và 2,5 tỉ USD sau Tết.

Nhóm chuyên gia của CIEM nhận định, diễn biến tín dụng trong quý 1 chịu ảnh hưởng của một số nguyên nhân, như Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tín dụng cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, tập trung tín dụng cho sản xuất; chủ trương đẩy lùi tín dụng đen và  lộ trình cắt giảm tín dụng ngoại tệ để chống đôla hóa trong năm 2019.

Tuy nhiên, tín dụng đen dường như còn bị đánh đồng với tín dụng phi chính thức. Điều này đặt ra rủi ro về việc các chính sách hướng tới giảm tín dụng đen có thể hạn chế sự sáng tạo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và hạn chế nguồn vốn phi ngân hàng cần thiết cho nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chuyên gia CIEM nhận định, mô hình cho vay ngang hàng  (P2P) đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh mới này còn gặp nhiều rào cản về pháp lý và có nguy cơ biến tướng thành đa cấp hay tín dụng đen.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước công bố sẽ cho thực hiện thí điểm hoạt động cho vay ngang hàng (P2P), xem đó như một ngành kinh doanh có điều kiện. Động thái trên của Ngân hàng Nhà nước, theo nhóm tác giả của CIEM, dù muộn, vẫn có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh phát triển Fintech nói riêng và cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn