MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Xinhua

Cuộc chiến lạm phát - kết thúc của một sự khởi đầu

Quý An (theo CNBC) LDO | 10/07/2023 22:28

Theo nhà kinh tế học của Societe Generale, Kokou Agbo-Bloua, các ngân hàng trung ương toàn cầu đang ở “kết thúc của sự khởi đầu” trong cuộc chiến lạm phát.

Chỉ số CPI (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm dễ bay hơi) của Mỹ vẫn duy trì ở mức cao, dù vẫn đang hướng về mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liêng bang (FED).

Tình trạng thắt chặt thị trường lao động kéo dài và khả năng phục hồi rõ ràng của nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 90% xác suất FED sẽ tăng lãi suất lên phạm vi từ 5,25% đến 5,5% tại cuộc họp vào cuối tháng này.

Lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt vào tháng 5.2023 xuống mức 4% hàng năm - tỉ lệ hàng năm thấp nhất trong hơn hai năm qua. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản đã tăng 0,4% so với tháng trước và 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá nỗ lực chống lạm phát toàn cầu, Agbo-Bloua trích dẫn nhận xét của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill trong một bài phát biểu năm 1942: “Bây giờ chưa phải là kết thúc. Đó không hẳn là bắt đầu của một sự kết thúc. Nhưng có lẽ đó là kết thúc của sự khởi đầu".

Các ngân hàng trung ương cần kích hoạt suy thoái để buộc tỉ lệ thất nghiệp tăng lên và tạo ra đủ sự phá hủy nhu cầu, nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó” – vị chuyên gia nhận xét.

Theo Agbo-Bloua, tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ thường kìm hãm nền kinh tế khoảng 3 đến 5 quý, nhưng khoản tiết kiệm dư thừa được tích lũy trong đại dịch đã tạo ra một điểm tựa tài chính, giữ cho thị trường lao động ổn định.

Do đó, Agbo-Bloua cho biết các ngân hàng trung ương trên thế giới - và đặc biệt là FED - sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi gây ra suy thoái kinh tế.

Ông nói: “Chúng tôi cho rằng suy thoái kinh tế hoặc suy thoái sẽ xảy ra ở Mỹ vào quý I năm sau bởi vì việc thắt chặt dần sẽ có tác động”.

FED đã và đang là cơ quan tiên phong trong cuộc chiến chống lạm phát. Ảnh: Xinhua

Đồng quan điểm, Nathan Thooft, đồng giám đốc phân bổ tài sản toàn cầu tại Manulife Asset Management, cho biết: “Việc thắt chặt các điều kiện tín dụng và cho vay chậm lại cho thấy chúng ta đã cố gắng trì hoãn suy thoái kinh tế sắp xảy ra thay vì ngăn chặn nó hoàn toàn”.

Ông cho rằng, mức tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ ổn định ở mức khoảng 2,5 - 3% trong năm nay và năm tới, sẽ là điềm báo cho một cuộc suy thoái kinh tế.

“Nếu các dự báo là chính xác, điều đó có nghĩa là tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ thấp hơn 15,2% so với xu hướng - một kịch bản được thấy lần cuối trong đại dịch năm 2020 và trước đó là vào những năm 1940” – Thooft nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn