MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm hiệu quả nhất. Ảnh: BNN

Dập nhiều ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại 13 tỉnh, thành phố

Vũ Long LDO | 11/03/2020 16:08
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã tiêu hủy  gần 138.000 con gia cầm. Tất cả ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm chưa được tiêm phòng, đặc biệt trên các đàn vịt của các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm thay cho lợn.  

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có 43 ổ dịch cúm gia cầm, bao gồm 38 ổ dịch do virus cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do virus cúm A/H5N1. Trong đó, có 37 ổ dịch cúm gia cầm tại 11 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.

Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 13 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Dương và Trà Vinh. Đến nay, đã có khoảng 137.180 con gia cầm bị ốm và phải tiêu hủy.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Long -  Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Tất cả các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm chưa được tiêm phòng.

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, chính quyền và cơ quan chuyên môn đã xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm bị bệnh, dương tính với virus cúm gia cầm, chưa có hiện tượng lây lan rộng; tổ chức sát trùng bằng vôi bột, phun hóa chất; khoanh vùng và lập các chốt kiểm dịch tạm thời để chống dịch; tiêm phòng bao vây ổ dịch và tiêm phòng các đàn gia cầm có nguy cơ cao.

Để ứng phó với dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp, ngoài việc khuyến khích các địa phương triển khai tiêm vaccine phòng dịch cho gia súc, gia cầm; tiến hành tiêu độc, khử trùng trang trại; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học…  

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu tổ chức kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc trên địa bàn các địa phương có dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán các loại thuốc, vaccine không bảo đảm chất lượng, thuốc giả, chưa được phép lưu hành…

“Hệ thống tổng đàn chăn nuôi rất lớn với trên 467 triệu con gia cầm, phần lớn là quy mô chăn nuôi nỏ lẻ, cùng với điều kiện thời tiết thay đổi… là những nguy cơ khiến dịch cúm gia cầm tăng cao.

Bên cạnh đó, hệ thống thú y cơ sở, nhất là thú y cấp thôn, xã, huyện ở nhiều nơi không còn hoặc đã sáp nhập thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh khó kiểm soát” – ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.

Việc thiếu hệ thống thú y cơ sở ở cấp thôn, xã… đã gây tình trạng siếu giám sát, đôn đốc khiến tỉ lệ tiêm vaccine cho đàn gia cầm đạt tỉ lệ thấp, nhiều tỉnh, thành tỉ lệ tiêm chỉ đạt khoảng 10-20%. 

Triển khai đồng loạt giải pháp ứng phó với cúm gia cầm

Để khẩn trương kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật thú y, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chỉnh phủ; trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các địa phương đang có dịch bệnh động vật, tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài; khẩn trương tổ chức tiêm vaccine bao vây ổ dịch và phòng bệnh cho toàn bộ đàn gia cầm có nguy cơ cao.

Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính; áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động vệ sinh, sát trùng phòng dịch...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn