MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan họp mặt công tác đầu năm 2022 với giám đốc Sở NNPTNT 13 tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ

Đầu năm, nông nghiệp ĐBSCL "nắm tay" vượt khó

NHẬT HỒ LDO | 10/02/2022 07:14
Bạc Liêu – Ngày 9.2, tại tỉnh Bạc Liêu, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn đã có buổi họp mặt công tác đầu năm 2022 với giám đốc sở NNPTNT 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Phát biểu chào mừng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều mong muốn các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cùng chung tay quyết tâm “hợp tác và liên kết thành một không gian kinh tế”.

Tại buổi họp mặt, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Ngành nông nghiệp các tỉnh phải làm sao nhanh chóng lan tỏa tinh thần, tư duy đó. Trong đó, thiết thực nhất là thực hiện thông qua các mô hình, nổi bật như lúa thơm, tôm sạch ở vùng ĐBSCL.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT nhấn mạnh: “Đã đến lúc ĐBSCL phải tự tin 10 năm, 20 năm nữa, thương hiệu vùng được xây dựng từ chính những khó khăn trong điều kiện khắc nghiệt. Chúng ta cùng nhau phải vượt qua khó khăn và trở thành hình mẫu là một trong những đồng bằng thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới”.

Vấn đề thủy lợi được các đại biểu tập trung thảo luận nhiều nhất. Ảnh: Nhật Hồ

Từ gợi mở của Bộ trưởng, Giám đốc Sở NNPTNT các tỉnh mạnh dạn đưa ra những đề xuất nhằm đưa kinh tế nông nghiệp ĐBSCL phát triển. Trong đó, vấn đề quy hoạch thủy lợi, vùng nuôi tôm, lúa, cá, cây trái được đưa ra để cùng thảo luận. Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long đưa ra thực tế: “Khoai lang, cam sành không phải do ảnh hưởng COVID-19 mà do đầu ra. Cụ thể là xuất khẩu gặp khó khăn, thiếu liên kết trong các khâu tổ chức từ sản xuất đến tiêu thụ”.

Nông sản ĐBSCL hiện tại có mặt ở hầu hết các siêu trị trong cả nước. Ảnh: Nhật Hồ

Giám đốc Sở NNPNT tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm nhìn nhận: “ An Giang cũng như ĐBSCL, sản lượng, năng suất tôm, lúa, cá, trái cây... đều rất nhiều  nên rất cần các doanh nghiệp lớn vào đầu tư. Vì nhiều nên rất cần giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị để người dân có lợi”.

Sản lượng từ cây lúa, cá, tôm, cây trái nhiều là lợi thế cũng là khâu yếu của ĐBSCL do chưa hoàn thiện hệ thống lưu trữ, lưu thông hàng hóa đến người tiêu dùng. Ảnh: Nhật Hồ

Câu chuyện giảm chi phí, tăng giá trị được các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đều cho rằng cần đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất; áp dụng công nghệ thông tin vào tiêu thụ; áp dụng mạnh mẻ chuyển đổi số trong nông nghiệp...

Bên cạnh đó, việc xây dựng các kho dự trữ cho con tôm, cây lúa, rau màu, cây ăn trái cho từng tiểu vùng, vùng nguyên liệu cũng được cho là một trong giải pháp nhầm giảm áp lực mùa vụ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn