MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cần áp dụng chính sách phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt nhưng linh hoạt để đảm bảo "mục tiêu kép". Ảnh: Giang Sơn Đông

Đẩy tốc độ tiêm chủng, linh hoạt biện pháp chống dịch để tăng trưởng

Vũ Long LDO | 23/07/2021 18:46
Tốc độ, quy mô tiêm chủng chậm; biện pháp chống dịch cứng nhắc, cực đoan sẽ kìm giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh.

Tốc độ và quy mô tiêm vaccine chưa đạt kỳ vọng

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh - chuyên gia Kinh tế vĩ mô, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn về tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine phòng chống dịch bệnh COVID-19.

"Triển vọng và tăng trưởng GDP của Việt Nam sắp tới phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêm chủng vaccine"- PGS TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine, thì ngoài nguồn vaccine do các nước viện trợ, Việt Nam cần đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng, tự sản xuất vaccine để tiêm chủng cho người dân.

PGS.TS Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Bộ KHCN - mong muốn, các chuyên gia y tế xem xét, đánh giá những kết quả thử nghiệm lâm sàng trên tinh thần khách quan, khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước.

Phòng chống dịch nghiêm ngặt, nhưng không cực đoan

Hiện tại, các tỉnh đang đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch và tuyên truyền để người dân không kỳ thị những công dân trở về từ vùng dịch.

TPHCM lập đường dây nóng chống dịch. Nguồn: HĐND TPHCM

Theo UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh vừa có công văn gửi UBND TPHCM, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM, Hội Đồng hương Phú Yên tại TPTPHCM và UBND các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa đề nghị tạo điều kiện hỗ trợ đưa người Phú Yên đang tạm trú tại TPHCM trở về địa phương.

Tỉnh Phú Yên yêu cầu việc tập trung, đưa, đón người Phú Yên về quê phải được thực hiện theo quy định của cơ quan y tế về phòng, chống dịch bệnh. Gia đình đón người từ TP.Hồ Chí Minh trở về bằng xe riêng, không đi xe công cộng và thực hiện các biện pháp phòng dịch suốt thời gian đi đường, không dừng dọc đường. Về nhà cách ly y tế tại nhà 14 ngày, địa phương giám sát và lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR ít nhất 3 lần (vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 13).

Đồng Nai cũng là địa phương đang phải gánh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-18. Theo Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ, kể từ khi phát hiện 11 ca nhiễm liên quan đến các chợ đầu mối ở TPHCM (ngày 27.6), tình hình dịch bệnh trên địa bàn đã diễn biến nhanh, phức tạp, Đồng Nai đã ghi nhận 2.006 ca nhiễm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều ổ dịch thứ phát, đặc biệt là tại các chợ dân sinh, khu trọ công nhân nên khó kiểm soát và đã ghi nhận nhiều ca dương tính ở các khu công nghiệp. Hiện tại, Đồng Nai đã phong toả 100 khu dân cư với khoảng 400.000 nhân khẩu.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc cấp bách không chỉ liên quan tới các vấn đề mua sắm vật tư máy móc thiết bị phục vụ chống dịch mà còn là các vấn đề xử phạt, vấn đề nhân lực, tài chính, chính sách cho lực lượng y tế, bác sĩ tuyến đầu chống dịch đang vất vả tham gia cuộc chiến này.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đã và đang làm hết sức trong thẩm quyền, ban hành một số nghị quyết để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn