MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Để cây điều phát triển bền vững

Hoàng Huy LDO | 28/10/2017 18:17
Thêm một lần nữa chuyên mục xin giới thiệu về chăm sóc cây điều. Bởi hiện nay nhiều bà con trồng loại cây này đăng gặp phải sâu bệnh, nhiều khả năng giảm năng suất.

Xoay quanh cây điều, ngày 17.10 Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng tổ chức “diễn đàn khuyến nông @” với chủ đề “Giải pháp khôi phục và cải tạo vườn điều” tại tỉnh Bình Phước.

Phát triển nóng gặp rủi ro dịch bệnh

Số liệu theo thống kê của Trung tâm khuyến nông quốc gia cho thấy: năm 2016, cả nước có 293.101ha điều, tăng 2.613ha so với năm 2015; năm 2017, diện tích đã tăng lên 301.738ha, riêng vùng Đông Nam Bộ có 283.931,4ha chiếm 61% tổng diện tích.

Mặc dù diện tích có dấu hiệu tăng, song thiên tai, khí hậu cùng với dịch bệnh đã làm cho sản lượng điều liên tục giảm. Năm 2016 năng suất điều chỉ đạt 10,8 tạ/ha, giảm 16,6% so với năm 2015. Nguyên nhân chính do năm 2015 lượng mưa rất thấp, hạn hán kéo dài đúng vào lúc cây đâm chồi, ra hoa thiếu nước làm giảm năng suất. Vụ điều 2017, năng suất điều bình quân cả nước giảm chỉ còn 7,55 tạ/ha , giảm 31,36% so với năm 2016. Dù vâỵ, người trồng điều tại các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng đối mặt với nấm và các dịch bọ xít muối, thán thư gây thiệt hại nặng nề.

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Bình Phước, có 82.893ha bị ảnh hưởng, chiếm 61% tổng diện tích điều cả tỉnh. Tỉnh Đồng Nai có 34.448,8ha điều bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Trong đó có 19.646,7ha bị giảm 70% năng suất. Gần 12.400 ha bị giảm 31 - 70% năng suất. Còn lại là giảm từ 10 - 30% năng suất. Tính đến hết tháng 3.2017 toàn tỉnh Lâm Đồng có đến 29.245,4ha bị nhiễm bọ xít, nấm bệnh. Mức độ nấm, bệnh nặng nhất ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻn, Cát Tiên. Ước tính sản lượng của điều niên vụ 2017 - 2018 sẽ giảm 90%. Như vậy, mặc dù diện tích tăng, tiềm năng lớn, song sản lượng điều đang có dấu hiệu giảm mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nông dân.

Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh sẽ giúp cho năng suất điều tăng, hiệu quả sử dụng đất tăng 24 - 63%. Việc thâm canh cũng giúp cho vườn cây thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, hạn chế ảnh hưởng của mưa trái mùa. Trước mắt, người nông dân nên cắt tỉa cành khô, cành sâu bệnh, dọn vệ sinh vườn và cây. Bón phân, phòng trừ sâu bệnh trước khi mùa mưa chấm dứt vào tháng 10 này. Phun phân bón vô rễ, đảm bảo cho bộ rễ khỏe mạnh cũng là việc cần làm ngay để rễ có thể cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây, đón trái.

Phân bón Đầu Trâu sẵn sàng giúp nông dân

Chăm sóc cho vườn điều đem lại năng suất cao, các kỹ sư của Cty Bình Điền, thương hiệu Đầu Trâu khuyến cáo nê bón phân đầy đủ, chú trọng nhiều phân đạm và phân lân, kết hợp mọi loại chất hữu cơ bón lót. Lượng chất hữu cơ càng nhiều càng tốt vì nền đất trồng điều thường là đất xấu, lại hay bị khô hạn.

Ở thời kỳ kinh doanh, ngoài việc phòng chống bọ xít muỗi, sâu đục trái và bệnh thán thư cũng như một số sâu bệnh khác thì việc bón phân cho điều là biện pháp làm nâng cao năng suất rất rõ rệt.

Khi bón phân, ngoài việc xới rãnh quanh tán cây, cho các loại cỏ, rác, lá cây khô, thân cành cây xuống, lấp đất lại kết hợp bón 2 - 3 kg vôi bột, 2 - 3 kg phân lân cho 1 gốc cây.

Sau khoảng 1 tuần, bón khoảng 500 - 600 gr phân NPK 16-16-8-6S+TE/gốc, tưới đủ nước, trước khi kết thúc mùa mưa ta lại bón một đợt phân Đầu Trâu như vậy để cây có điều kiện phân hoá hoa trong mùa khô.

Khi điều ra hoa đều và đậu quả, ta bón cho cây một đợt phân nuôi quả. Lúc này ta bón loại phân có tỷ lệ kali cao hơn và có chứa đủ trung và vi lượng sẽ rất tốt cho chất lượng trái điều.

Nếu có loại Đầu Trâu 16-16-16+TE thì bón mỗi gốc 500 - 700 gr. Nếu không có ta có thể sử dụng một trong các loại phân sau để bón cũng đều rất tốt: Đầu Trâu AT3 (14-10-17), Đầu Trâu cao su kinh doanh: 16-6-18+TE, Đầu Trâu cây điều 16-8-16, Đầu Trâu hồ tiêu kinh doanh NPK 19-9-19+TE. Các loại phân này liều bón tương đương với loại NPK 16-16-16+TE.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn