MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đề xuất thu phí xử lý bã kẹo cao su: Chưa có tiền lệ, không hợp thông lệ

Cường Ngô LDO | 29/09/2021 10:58
Việc coi "kẹo cao su" và thực phẩm là những sản phẩm độc hại, khó tái chế và cần phải thu phí xử lý, theo đánh giá của Bộ Công Thương, điều này cần cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng trên thực tế.

Chưa có tiền lệ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xin ý kiến các bộ, ngành dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tại dự thảo, có một đề xuất khiến dư luận quan tâm, đó là việc nhà sản xuất, nhập khẩu dự kiến phải đóng 1,5% giá trị lô hàng vào Quỹ Bảo vệ môi trường để hỗ trợ thu gom, xử lý bã kẹo cao su.

Lý giải cho điều này, dự thảo Nghị định nêu, kẹo cao su, xét cho cùng là một phát minh tuyệt vời của nhân loại. Mặc dù lượng polyisobutene ở kẹo cao su không đủ để gây hại cho người sử dụng, nhưng nguyên liệu này ngăn không cho bã kẹo phân hủy sinh học. Điều đó khiến cho các nhà khoa học môi trường cho rằng, kẹo cao su là nguồn rác lớn thứ hai trên thế giới, sau tàn thuốc.

Đóng góp ý kiến dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương cho rằng, việc quy định cứng nhắc danh mục các sản phẩm kèm theo mức đóng góp và thời điểm thực hiện trách nhiệm hỗ trợ xử lý chất thải tại Phụ lục 61 là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo Bộ Công Thương, trong thời gian qua, nhiều hiệp hội ngành hàng của EU như Euro Charm, Hiệp hội thực phẩm Ý đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương bày tỏ quan ngại về dự thảo quy định nêu trên khi coi "kẹo cao su" và thực phẩm là những sản phẩm độc hại, khó tái chế.

Những hiệp hội ngành này cho rằng, chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất phải căn cứ trên mức độ tác động về sức khỏe cộng đồng, môi trường, tỉ lệ tiêu dùng trong tổng quy mô về chất thải và tính hiệu quả của các biện pháp EPR (giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng giúp một doanh nghiệp có thể sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của mình) đối với việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề xả thải.

Thu phí xử lý bã kẹo cao su, chế biến thực phẩm. Ảnh minh hoạ, nguồn AFP 

Ngoài ra, việc đóng góp tiền là chưa có tiền lệ ở Châu Âu, việc này không giải quyết gốc rễ được vấn đề hạn chế xả thải mà còn làm tăng chi phí sản phẩm, khiến đa phần người tiêu dùng phải trả tiền thêm để giải quyết hậu quả do một số ít người gây ra. 

"Với những lý do nêu trên, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu kỹ hơn về các quy định EPR để có thể triển khai được trong thực tế" - Bộ Công Thương góp ý.

Làm rõ cơ chế hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường

Bộ Công Thương cũng cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ cơ chế hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để thực hiện tái chế sau khi doanh nghiệp đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường vì những lý do sau:

Thứ nhất, khi doanh nghiệp nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi tường thì trách nhiệm tái chế bao bì, sản phẩm thải bỏ của doanh nghiệp đã chuyển thành trách nhiệm của quỹ và do đó quỹ phải có trách nhiệm tái chế, trong trường hợp quỹ không thể thực hiện tái chế, cần có quy định về xử phạt vi phạm hành chính hay chế tài tương ứng để yêu cầu quỹ thực hiện trách nhiệm của mình.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, linh kiện máy móc, tin học, viễn thông, chế phẩm sinh học, xử lý chất thải… thì tái chế không phải là vấn đề khó thực hiện mà vấn đề khó nhất ở khâu thu gom. Chính vì vậy, cần thiết phải có quy định cụ thể để thực hiện việc thu gom, thiết lập các hệ thống thu hồi thiết bị, sản phẩm thải bỏ.

Nếu không làm được điều này, dù doanh nghiệp có nộp một khoản kinh phí vào Quỹ Bảo vệ môi trường thì khả năng thực hiện tái chế của quỹ cũng rất khó khăn và hệ quả tất yếu là vẫn không thể thực hiện tái chế theo tỉ lệ quy định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn