MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Doanh nghiệp dệt may chủ động biến thách thức thành cơ hội. Ảnh: Nam Dương

Dệt may Việt Nam: Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Thuỳ Hương LDO | 29/10/2019 07:58
Cuộc chiến thương mại sẽ biến thành lợi thế với các doanh nghiệp chủ động và dự báo được trước biến động của thị trường. 

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay, có nhiều xung đột thương mại diễn ra giữa các nước, đặc biệt Mỹ - Trung, Mỹ- EU; Nhật Bản – Hàn Quốc, sẽ ảnh hưởng thương mại toàn cầu nói chung và trong đó có dệt may.

Chiến tranh thương mại tác động nhu cầu của các thị trường lớn. Khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ, hàng có khả năng đắt lên thì người dân Mỹ sẽ điều chỉnh sức mua. Tuy nhiên với ngành dệt may Việt Nam từ giữa năm 2018 đến nay, xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn vẫn có mức tăng khá.

Sự tác động nhiều hơn là tác động về giá vì khi xung đột thương mại diễn ra, các nước đều có chính sách đối phó. Ví dụ Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ tác động nhiều đến xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc. Hiện Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lượng sợi lớn, mà đồng nội tệ Trung Quốc yếu thì chúng ta bị thua thiệt. Vừa rồi nhiều doanh nghiệp sợi khi xuất khẩu gặp khó khăn về nhu cầu và về giá.

Nhìn chung toàn ngành, từ đầu năm 2019 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sợi phát triển âm, một số doanh nghiệp sợi thua lỗ. Nhập khẩu vải nhiều từ Trung Quốc thì đối với hàng nhập khẩu lại có lợi thế. Việc tác động rất đa chiều. Doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo, theo dõi sát cuộc xung đột thương mại để có ứng phó kịp thời. Chính sách khó lường, thay đổi liên tục, vì vậy cần theo dõi sát để có yếu tố kịp thời.

Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group cho rằng, doanh nghiệp nhập nguyên phụ liệu như vải, phụ kiện… từ nước ngoài, đặc biệt là Ý. Khi tình hình kinh tế chính trị thế giới đang diễn ra phức tạp. Các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc có cuộc cạnh tranh thương mại lớn, ở Châu Âu thì cuộc khủng hoảng Brexit, khiến ngân hàng chung Châu Âu đang để mức lãi xuất tiền gửi là -0,5% và họ đang chủ động đặt ra "đồng euro yếu". Như vậy, đồng euro yếu đi là do chính sách của ngân hàng chung Châu Âu chứ không phải do đồng đô la mạnh lên. 

"Chúng tôi nhập khẩu từ EU rất nhiều và sử dụng đồng euro. Chính điều này lại khiến cho doanh nghiệp của chúng tôi hưởng nhiều lợi thế, trong khi nhiều doanh nghiệp khác gặp khó khăn", ông Lâm cho biết.

Theo ông Lâm, khi có chiến tranh tiền tệ, các doanh nghiệp cần có dự trữ ngoại tệ, chủ động đồng tiền sử dụng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn