MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nếu đảm bảo an toàn sinh học, các địa phương có thể thực hiện tái đàn lợn để đảm bảo nguồn cung. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Dịch tả lợn Châu Phi chưa hết, có nên tái đàn?

L.V LDO | 16/11/2019 19:21
Trước tình trạng nguồn cung giảm sút, đẩy giá thịt lợn lên cao, nhiều hộ chăn nuôi rục rịch muốn tái đàn, nhưng lại e ngại dịch tả lợn Châu Phi. Câu hỏi đặt ra là có nên tái đàn vào lúc này?

Theo Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), luỹ kế từ đầu tháng 2.2019 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại tại hơn 8.300 xã thuộc 660 huyện của 63 tỉnh, thành phố.

Đã có trên 5,7 triệu con lợn bị mắc bệnh và bị tiêu hủy với tổng trọng lượng là 327.000 tấn (chiếm 8,5% tổng trọng lượng lợn của cả nước). Tuy nhiên, “đến hết tháng 10, số lợn buộc phải tiêu hủy giảm 36% so với tháng 9 và giảm 66% so với tháng 5 là tháng cao điểm nhất”-ông Nguyễn Văn Long công bố.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) cho biết, trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã có 77/193 xã tái phát đến nay đã qua 30 ngày không phát sinh dịch.

Về câu hỏi có nên tái đàn khi dịch tả lợn Châu Phi chưa được khống chế, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phá triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, việc tái đàn lợn là có thể nếu các địa phương bảo đảm an toàn sinh học, nhưng phải giám sát rất chặt chẽ và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn sinh học. Theo ông, việc vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc là đặc biệt quan trọng, cắt đường lây truyền bởi virus này ở bên ngoài rất yếu nhưng khi xâm nhập vào cơ thể lợn thì sức tàn phá rất lớn.

"Vấn đề dịch tả lợn châu Phi phải xác định song hành lâu dài vì chưa có thuốc chữa nhưng nếu có lựa chọn đúng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học và tái cơ cấu ngành hợp lý thì hoàn toàn có thể khắc phục và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định và cho biết:

Ngoài việc tiếp tục đôn đốc các địa phương kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi, thì giai đoạn cuối năm, Bộ sẽ tập trung vào các trang trại lớn không phát sinh dịch trong thời gian qua để hướng dẫn chăn nuôi an toàn, đẩy quy mô chăn nuôi lợn giúp tăng sản lượng thịt nhằm bù đắp được tình trạng thiếu hụt thịt lợn.

Hiện tại, tại một số địa phương, việc tái đàn lợn đang được thận trọng cân nhắc. Cụ thể, tại tỉnh Đồng Tháp, chính quyền địa phương yêu cầu người chăn nuôi trước khi tái đàn phải xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chuồng trại đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học; có hố tiêu độc, khử trùng ở lối ra, vào; có khu vực cách ly để vệ sinh, tiêu độc khử trùng con người và phương tiện trước khi ra, vào trại; a

Có hầm/túi ủ biogas đủ đáp ứng đủ yêu cầu xử lý chất thải của trại chăn nuôi, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; phải để trống chuồng và thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại liên tục ít nhất trong 30 ngày trước khi thả nuôi.

Đồng thời, người chăn nuôi phải đăng ký với chính quyền địa phương trước khi tái đàn gồm các thông tin cơ bản: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, nguồn gốc con giống, số lượng, lứa tuổi, trọng lượng bình quân/con, ngày dự kiến thả nuôi...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn