MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giá điện thoại tăng trong bối cảnh các chuỗi bán lẻ đang thưa vắng khách. Ảnh: PK.

Điện thoại cao cấp liên tục tăng giá: Mua đẳng cấp, lãng phí tính năng...

Thế Lâm LDO | 21/02/2020 15:19

Đây là thực tế được chứng minh bằng những con số rất rõ ràng và cụ thể trên phạm vi thị trường thế giới và ở cả Việt Nam. Giá điện thoại phân khúc cao cấp liên tục tăng, người tiêu dùng phải móc hầu bao chi trả nhiều hơn.

Đau nhau đẩy giá lên cao

iPhone X chính là mẫu điện thoại phổ dụng đầu tiên cán ngưỡng giá 1.000USD vào năm 2017. Nhưng đó là mức giá công bố tại Mỹ. Còn khi về thị trường Việt Nam theo đường chính gạch, mẫu điện thoại này có mức giá cao hơn ít nhất cũng 20% so với mức giá 999USD được Apple công bố, và người tiêu dùng Việt dường như phải chịu mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới.

Sang thế hệ iPhone 11, mức giá tiếp tục được Apple đẩy lên cao hơn. Mẫu máy iPhone 11Pro Max phiên bản có mức giá cao nhất được các nhà bán lẻ công bố xấp xỉ 44 triệu đồng, tương đương 1.900USD, tăng rất mạnh so với mức giá của thế hệ iPhone thứ 10.

Cuộc đua “đẩy giá” này chủ yếu tập trung vào phân khúc điện thoại cao cấp (flagship) của Apple và Samsung.

Mua đẳng cấp, lãng phí tính năng…

Trong hai năm 2017 và 2018, thị trường smartphone thế giới đã cho thấy sự bão hòa, và chỉ hồi phục nhẹ trong nửa cuối năm 2019, theo hãng nghiên cứu thị trường IDC.

Tuy nhiên, ngay trong thời điểm thị trường bão hòa, giá điện thoại ở phân khúc cao cấp vẫn tăng chứ không hề giẫm chân tại chỗ hay giảm xuống.

Lí giải về điều này, ông Vũ Thanh Thắng – Phó chủ tịch phụ trách mảng sản xuất thiết bị IoT của Bkav – cho rằng, phân khúc điện thoại cao cấp thì chi phí đổ vào nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu cho rằng giá điện thoại tăng mạnh do chi phí R&D, chi phí linh kiện, nhân công… cũng không hẳn.

Vấn đề theo ông Thắng là nhà sản xuất tối đa hóa lợi nhuận, bán ra với mức giá cao nhất có thể mà người tiêu dùng vẫn chấp nhận được. Mặt khác, những người tiêu dùng khi đã quen dùng điện thoại cao cấp thì cũng khó từ bỏ.

Thị trường điện thoại thời gian qua đã có dấu hiệu bão hòa. Ảnh: PK.

Cùng quan điểm với ông Thắng, anh Trần Hiệp – Quản trị diễn đàn Tinh Tế - cho rằng, nguyên nhân chính đẩy giá điện thoại cao cấp ngày càng tăng cao là do các hãng tối ưu hóa lợi nhuận. Đơn cử, lượng iPhone bán ra của hãng Apple vài năm trở lại đây không tăng nhưng lợi nhuận thì vẫn tăng. “Các hãng tăng giá cho đến khi nào người tiêu dùng còn chịu được thì họ vẫn còn tăng”, anh Hiệp đưa ra nhận xét.

Theo ông Vũ Thanh Thắng, với nhiều người dùng điện thoại cao cấp là nhằm khẳng định đẳng cấp, và một tỉ lệ người dùng là vì thích thú mẫu máy nào đó, chứ không sử dụng hết các tính năng hay hiệu suất máy.

Người dùng bình thường chỉ sử dụng hết từ 10-20% hiệu năng và tính năng của những dòng điện thoại cao cấp; tỉ lệ hiệu năng và tính năng còn lại, được hiểu là để thừa, lãng phí…  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn