MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc áp dụng thực hành ESG hiện nay tại doanh nghiệp Việt Nam đang dần rõ nét và hiệu quả hơn. Đồ họa: Đức Mạnh

Doanh nghiệp đón dòng vốn tín dụng xanh

Đức Mạnh LDO | 22/03/2024 09:13

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, bên cạnh các nhóm giải pháp kỹ thuật, các doanh nghiệp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, tín dụng xanh.

Đối diện với sự nghi ngờ, không tin tưởng

Tháng 4 sắp tới, Công ty Viettel IDC sẽ khai trương trung tâm dữ liệu tại Hòa Lạc với công suất 25 mW. Điểm đặc biệt là công trình này được tài trợ vốn từ nguồn vốn xanh tại Ngân hàng HSBC. Đây là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn này cho một trung tâm dữ liệu với lãi suất ưu đãi bằng 20% bình quân thị trường.

Nhìn lại hành trình xanh hóa của mình, ông Hoàng Văn Ngọc - CEO Viettel IDC - cho biết, việc triển khai ESG (viết tắt của Environmental, Social, and Governance, tức là Môi trường, Xã hội và Quản trị) đã gặp nhiều rào cản, khó khăn, đòi hỏi chiến lược bài bản dàn hạn cũng như kế hoạch triển khai kiên nhẫn.

“Sự nghi ngờ, không tin tưởng là cái khó đầu tiên. Tuy nhiên ban lãnh đạo đã nhìn ra vấn đề này. Cao hơn nữa, ESG không phải là một khẩu hiệu, cam kết đơn thuần mà đó là đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống, thị trường và người tiêu dùng. Đặc biệt là các đối tác quốc tế đều quan tâm đến phát triển bền vững.

Không những thế, khó khăn ban đầu còn đến từ sự thiếu kiến thức, hạn chế về nguồn lực. Chúng tôi đã làm việc với đối tác, đơn vị có chuyên môn để tìm các cách thức triển khai phù hợp, đồng thời thành lập đội ngũ chuyên trách và giao trách nghiệm rõ ràng” - ông Ngọc chia sẻ.

Vị CEO Viettel IDC còn dẫn chứng về hành trình chuyển đổi chuỗi cung ứng thành một vòng tuần hoàn xanh của IKEA. Doanh nghiệp này là nơi sử dụng 1% lượng gỗ của thế giới. Từ khi áp dụng ESG, họ đã giảm số lượng gỗ đầu vào, tối ưu vận chuyển. Sau 14 năm kiên trì với ESG, doanh thu đã liên tục tăng trưởng, gần đây nhất đã tăng 7% vào 2023, chi phí tăng 1,7% còn lợi nhuận tăng gấp đôi.

ESG sẽ hiệu quả hơn khi cùng chung chiến lược và mục tiêu

Các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định tầm nhìn mới và khẩn trương chuyển mình trong công tác chống biến đổi khí hậu.

Theo ông Phạm Hải Âu - Giám đốc mảng quản trị rủi ro tại PwC Việt Nam, ESG là câu chuyện toàn cầu, không phải nên hay không nên nữa mà là điều tất cả chúng ta cần thực hiện. Để đạt được ESG, tất cả mọi bộ phận trong doanh nghiệp đều cần tư duy nghiêm túc.

Ông Dominic Scriven - Chủ tịch Dragon Capital - cho rằng, Việt Nam cần xây dựng hệ thống phân loại quốc gia (taxonomy). Trong đó, cần đưa ra một khung nêu lên các khái niệm, chính sách, quy định, luật cùng các ưu đãi để thực hiện cam kết trung hòa carbon công bằng và hợp lý cùng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… Điều này sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp có thể xây dựng những kế hoạch hành động cụ thể cùng dòng tài chính cho các hoạt động đó.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn