MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngành thuỷ sản Việt Nam có nhiều tín hiệu tăng trưởng lạc quan dù còn nhiều khó khăn. Ảnh: Nhật Hồ

Doanh nghiệp và ngân hàng cần thay đổi - đồng hành để nâng cao năng lực cạnh tranh

ĐẶNG CHUNG LDO | 12/04/2024 09:09

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đánh giá cao hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đặc biệt là công tác điều hành chính sách tín dụng thời gian qua.

Quyết sách chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự vào cuộc tích cực ngay sau đó của NHNN, không chỉ nhiều lần giảm lãi suất điều hành, mà gói tín dụng 15.000 tỉ đồng cho lâm - thủy sản ra đời - đã tạo một điểm nhấn tích cực, hỗ trợ đáng kể cho sự phục hồi của ngành hàng trong mấy tháng qua.

Ít nhất trong 1 năm qua, bối cảnh kinh tế và ngành hàng nhiều khó khăn, lãi suất đã giảm đáng kể, giảm áp lực rất nhiều cho sản xuất kinh doanh, thì cũng ít thấy có gói tín dụng nào được giải ngân một cách nhanh chóng, hiệu quả như gói 15.000 tỉ đồng, mà trong đó đến 74% là tín dụng cho ngành thủy sản (nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ). Và điểm đáng nói nhất, gói tín dụng tạo một tâm lý rất tốt cho ngành hàng.

Chúng tôi cũng đánh giá cao vai trò điều hành quan trọng của NHNN và tiếp tục sự chủ động, tích cực của NHNN ngay sau các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp thủy sản và bà con nông-ngư dân trong chuỗi sản xuất để không chỉ cung cấp hàng hóa cho XK, mà còn duy trì nguồn cung thực phẩm thủy sản ổn định cho tiêu thụ trong nước. Ngành hàng luôn trông đợi và mong muốn được vay vốn, lãi suất thấp phù hợp - nhất là giai đoạn này - sau một năm sụt giảm đầu ra ở các thị trường nhập khẩu, bây giờ rất cần được đầu tư vốn để phục hồi sản xuất.

Dự báo nửa cuối năm nay, triển vọng thị trường sẽ tốt hơn. Do vậy, các chương trình hạ lãi suất và gói tín dụng 30.000 tỉ đồng cho ngành thủy sản, lâm sản là cần thiết và kịp thời nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp và bà con nông ngư dân quay vòng vốn đầu tư sẵn sàng cho sản xuất khởi sắc trở lại. Qua khảo sát sơ bộ của chúng tôi, thì ngành hàng (gồm các doanh nghiệp XK thủy sản, các cơ sở nuôi, bảo quản…) mong chờ được tiếp cận vay vốn lãi suất thấp-phù hợp (cả USD và VNĐ), cũng như được tiếp cận nhiều hơn vào chương trình gói tín dụng ý nghĩa này.

Ngoài vấn đề tín dụng lãi suất thấp, ngành thủy sản hiện còn rất nhiều khó khăn, cần đến sự nỗ lực của cả cộng đồng doanh nghiệp thủy sản và các cơ quan Nhà nước: Đó là các vấn đề về "Thị trường", "Cải cách thủ tục hành chính", "Sự vào cuộc hiệu quả của các Cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương" và "Giá thành sản xuất".

Chúng tôi xin có một số ý kiến trao đổi để gói tín dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh thủy sản hiệu quả hơn nữa như:

Lãnh đạo 13 ngân hàng đã đăng ký tham gia có quán triệt mạnh mẽ tới toàn bộ các chi nhánh ngay từ khi tiếp nối triển khai. Truyền thông phổ biến sâu rộng tới doanh nghiệp & các cơ sở sản xuất ở các địa phương về gói tín dụng 30.000 tỉ đồng cho lâm - thủy sản.

Các Ngân hàng xem xét thêm việc “đơn giản và linh hoạt hơn” về các yêu cầu thủ tục, hồ sơ và điều kiện của các Ngân hàng - để các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nông-ngư dân tiếp cận vốn thuận lợi hơn. Trong đó, tỉ lệ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu kỳ vọng sẽ tăng lên ít nhất 50% tổng dư nợ, thay vì khoảng 27-28% trong gói 15.000 tỉ đồng vừa qua.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn