MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tỷ giá đồng Yên tiếp tục thu hẹp. Ảnh minh họa: Xinhua

Đồng Yên tăng sốc, bất ngờ với mức tỷ giá hiện tại

Quý An LDO | 10/03/2024 13:27

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (10.3): Giá USD trên đà ghi nhận tuần thứ ba suy giảm liên tiếp, trong khi tỷ giá đồng Yên bất ngờ có tuần thu hẹp khoảng cách nhanh chóng.

Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?

Tỷ giá USD Ngân hàng Nhà nước ở mức 23.996 đồng.

Tỷ giá USD Vietcombank hiện ở mức 24.470 đồng - 24.840 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Euro hiện ở mức 26.303 đồng - 27.746 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 161,84 đồng - 171,30 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 30.781 đồng - 32.091 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.353 đồng - 3.501 đồng (mua vào - bán ra).

Giá USD hôm nay

Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), ghi nhận ở mức 103,30 điểm.

Tỷ giá USD hôm nay. Ảnh: CNBC

Ngay từ đầu tuần, tỷ giá đồng Yên đã ghi nhận 149,99 JPY/USD. Tuy nhiên, tỷ giá vẫn đi quanh 150 JPY/USD - mức được thị trường theo dõi chặt chẽ để đánh giá hướng đi chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khi Nhật Bản từng can thiệp vào thị trường tiền tệ để tránh đồng Yên sụt giá.

Trong thời điểm đó, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda nhận định, còn quá sớm để khẳng định lạm phát tại Nhật đã về mức mục tiêu 2%. Sau đó, tỷ giá đồng yên tiếp tục vượt mức 150 JPY/USD, đe dọa mức kháng cự 150,85 JPY/USD để mở đường tiếp cho giới hạn mới là 151,92 JPY/USD vào tháng 11.

Tuy nhiên, đến các phiên tiếp theo, tỷ giá đồng Yên dần thu hẹp xuống 149,92, 148,94, 147,54 và chốt tuần ở mức 147,05 JPY/USD.

Do đó, đồng Yên đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần. Điều này được hỗ trợ từ các dấu hiệu cho thấy, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ủng hộ ý tưởng tăng lãi suất. BOJ được cho sẽ xem xét mua trái phiếu chính phủ trong thời gian tới. Ngày càng nhiều quan chức BOJ ủng hộ việc chấm dứt lãi suất âm, đặc biệt khi người lao động đã đạt được thỏa thuận tăng lương.

Bà Kathleen Brooks - giám đốc nghiên cứu của XTB - nhận định: “Trong ngắn hạn, tỷ giá đồng Yên có thể chạm mức 145 JPY/USD".

Thời gian qua, đồng Yên là đồng tiền chính có diễn biến tệ nhất trong năm nay do chênh lệch lãi suất trái phiếu Mỹ - Nhật rất lớn. Điều bất ngờ là đồng Yên trong tuần qua lại có pha bứt phá mạnh mẽ khi liên tục thu hẹp tỷ giá.

Các nhà phân tích của HSBC cho biết: “Kỳ vọng về việc tăng lãi suất ở Nhật Bản giảm bớt. Trước nguy cơ bán tháo, đồng Yên có thể tránh được tình trạng 'mua tin đồn, bán sự thật' khi BOJ tăng lãi suất và tỷ giá JPY/USD vẫn có thể giảm thêm".

Một trong những lý do chính khiến tỷ giá đồng Yên thu hẹp mạnh mẽ là sự giảm giá của đồng USD. Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell, sự cần thiết nới lỏng chính sách "sắp thành hiện thực". Việc cắt giảm lãi suất “có thể sẽ phù hợp” vào cuối năm nay “nếu nền kinh tế phát triển mạnh như mong đợi”, kèm theo đó là thời điểm các quan chức tin tưởng hơn vào tốc độ giảm tốc ổn định của lạm phát.

Những nhận xét của người đứng đầu FED, cùng với dữ liệu cho thấy các điều kiện thị trường lao động tại Mỹ đang nới lỏng, đã khiến lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ giảm. Giá USD theo đó thụt lùi.

Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đã tăng thêm 275.000 việc làm trong tháng 2. Dữ liệu cho tháng 1 đã được điều chỉnh thành mức tăng thêm 229.000 việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp tăng lên 3,9% trong tháng 2 sau khi giữ ở mức 3,7% trong ba tháng liên tiếp.

Chuyên gia tiền tệ Carol Kong tại Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Sự yếu kém của đồng đôla so với các loại tiền tệ chính là do dữ liệu thị trường lao động yếu kém … và cả lời giải trình của ông Powell”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn