MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Dữ liệu thị trường vừa qua đã làm giảm triển vọng về mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ảnh: Xinhua

Dữ liệu ảm đạm làm sụt giảm triển vọng kinh tế toàn cầu

Quý An LDO | 01/08/2023 21:56

Trong phiên vừa qua, hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều đã ghi nhận mức giảm. Điều này đã làm giảm triển vọng về mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Giá dầu cũng trượt dốc khi hoạt động của các nhà máy ở khu vực đồng euro suy giảm. Điều này đã làm giảm sự lạc quan của các nhà đầu tư đối với triển vọng kinh tế toàn cầu. Đi kèm với đó, kỳ vọng FED sẽ dừng tăng lãi suất vào tháng 9 tới cũng lung lay dữ dội.

Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones tăng 0,12% lên 35.603,7; S&P 500 giảm 0,29% còn 4.575,84; Nasdaq Composite giảm 0,6% còn 14.260,44.

Chứng khoán châu Âu giảm 0,7%. Chứng khoán Anh cũng trở nên tiêu cực khi giảm 0,3%.

Dữ liệu cũng cho thấy hoạt động sản xuất trong khối EU đã ghi nhận các khoản lỗ trong tháng 7, với tốc độc nhanh nhất kể từ tháng 5.2020 do nhu cầu sụt giảm.

Sự lao dốc trên khắp các thị trường do các nhà đầu tư đã ồ ạt chốt lời vào đầu tháng và tâm lý lo lắng cho nền kinh tế toàn cầu.

Michael Hewson, trưởng bộ phận phân tích thị trường tại CMC Markets, cho biết: “Nền kinh tế yếu hơn so với kỳ vọng. Tôi nghĩ đó là mối lo ngại đối với tăng trưởng thu nhập trong nửa cuối năm nay”.

Chỉ số chứng khoán thế giới MSCI (theo dõi cổ phiếu ở 47 quốc gia) đã giảm 0,4% sau khi tăng 3,5% trong tháng trước.

Chỉ số USD so với 6 đồng tiền chính lần đầu tiên tăng 0,36%, lên mức cao nhất là 102,27 kể từ ngày 10.7. Đồng bạc xanh cũng đạt tỉ giá cao nhất trong 3 tuần so với đồng Yên sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) điều chỉnh kiểm soát đường cong lợi suất.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn giữ thái độ tích cực. Sandrine Perret, chuyên gia về danh mục đầu tư tại Unigestion, đánh giá: “Các thị trường đang hoàn toàn tập trung vào mặt tích cực của vấn đề. Phản ứng của thị trường kể từ tuần trước sau khi FED tăng lãi suất đã thực sự mạnh mẽ và kiên cường".

Dấu hiệu lạm phát châu Âu đã đạt đỉnh vào ngày 31.7 càng cho thấy các ngân hàng trung ương lớn nhất sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn