MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thị trường vàng có quay đầu khi FED tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ? Ảnh: XINHUA

FED tiếp tục tăng lãi suất, thị trường vàng sẽ đảo chiều?

Quý An (dịch TH) LDO | 06/03/2023 09:33

Chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sắp tới có thể sẽ đưa thị trường vàng đảo ngược.

Nếu FED tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất, giá vàng sẽ tiếp tục chịu áp lực. Lãi suất tăng cao sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng - vốn được coi là một công cụ phòng ngừa lạm phát, làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi.

Bất chấp những lo ngại về chính sách tiền tệ bị thắt chặt, giá vàng tăng mạnh.

Sau thời gian lình xình vùng giá thấp 1.800 USD/oz. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 trên sàn Comex trở lại mức 1.852,70USD/ounce, tăng 35USD trong tuần.

Các chuyên gia dự đoán, nếu FED tăng tỉ lệ chuẩn lên từ 5,2% đến 5,5% - cao hơn 3/4 điểm so với mức hiện tại thì tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ tăng lên 5,1%. Lạm phát dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất là 2,9% vào cuối năm 2025. Lạm phát ở mức này vẫn cao hơn mức 2% của FED, cho thấy ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất hơn nữa.

Steven Blitz, kinh tế trưởng tại TS Lombard cho rằng, FED cần phải để nền kinh tế Mỹ chịu suy thoái để chống lại lạm phát. Các chuyên gia ở phố Wall cũng cho rằng, các nhà hoạch định chính sách cần phải "đánh đổi" một số thiệt hại kinh tế để kiểm soát giá cả.

Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm, cho thấy sức mạnh thị trường lao động được duy trì và làm tăng thêm lo ngại rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Một báo cáo khác từ Bộ Lao động Mỹ tuần qua cho biết, chi phí cho người lao động tăng nhanh hơn nhiều so với ước tính trong quý IV/2022.

Chủ tịch FED tại Atlanta Raphael Bostic cho biết, nên tiếp tục nâng lãi suất cao hơn trong trường hợp lạm phát không chậm lại. Ông đang cân nhắc xem dữ liệu lạm phát gần đây có thể định hình chính sách của FED như thế nào?

Thị trường tiền tệ kỳ vọng lãi suất mục tiêu của FED sẽ đạt đỉnh 5,45% vào tháng 9.2023. Dù ghi nhận thành công của các đợt tăng lãi suất trước, nhưng FED đánh giá lạm phát vẫn chưa về mức mục tiêu. Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết: “Nếu báo cáo thị trường lao động tiếp tục tăng mạnh mẽ hoặc báo cáo lạm phát cao hơn, FED sẽ phải mạnh tay hơn và tăng lãi suất nhiều hơn”. Dù ông Powell không tiết lộ khi nào việc tăng lãi suất dừng lại, nhưng vị lãnh đạo cho biết, cho đến năm 2024, FED cũng không kỳ vọng lạm phát có thể giảm về 2%.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA nói: “Tôi rất ấn tượng với hiệu suất của vàng, đặc biệt là khi nhìn vào lợi suất với kỳ hạn 10 năm trên 4%. Tuần tới sẽ khá khó khăn vì quan điểm cứng rắn của ông Powell và dữ liệu về lương tại Mỹ”.

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tuần tới có thể làm căn cứ có giới đầu tư dự đoán rõ hơn về chính sách tiền tệ tiếp theo của FED trong cuộc họp sắp tới.

Theo dữ liệu từ Eurostat, lạm phát ở các nước EU tháng trước đã giảm ít hơn dự kiến. Giá cơ bản tăng trưởng mạnh có thể củng cố khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất với tốc độ nhanh. Chủ tịch ECB Christine Lagarde tỏ rõ quyết tâm tăng lãi suất, kể cả khi phải kiềm chế hoạt động kinh tế để đưa lạm phát trở lại mức 2% trong trung hạn.

Chuyên gia của State Street Global Advisors đưa ra 3 kịch bản có thể xảy ra đối với vàng. Theo đó, những “cơn gió ngược” sẽ đến trong nửa đầu năm 2023 khi lãi suất đạt đỉnh. Sau đó, những “cơn gió ngược” lại xuất hiện trong nửa cuối năm khi lãi suất ổn định hoặc giảm. Nếu có một cuộc suy thoái nhẹ do chi phí vay cao hơn, vàng được hưởng lợi trong khi chứng khoán giảm. Nếu bước vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng, vàng sẽ hoạt động rất tốt khi lãi suất giảm và các nhà đầu tư hoảng loạn. Nếu có một cú “hạ cánh mềm” - khi FED thành công trong việc kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái, thì điều này sẽ không tốt cho giá vàng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn