MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

FED vẫn có thể tăng tiếp lãi suất

Quý An (theo CNBC) LDO | 10/05/2023 12:11
Chủ tịch FED New York John Williams cho biết việc tăng lãi suất sẽ "mất một thời gian để tác động đến nền kinh tế trước khi lạm phát về mức mục tiêu".

Quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không đưa ra dự báo về hướng đi của chính sách. Song, Williams cho biết ông không kỳ vọng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2% của FED cho đến 2 năm tới. Nếu lạm phát không giảm, FED luôn có lựa chọn tăng lãi suất.

Cũng theo người đứng đầu FED chi nhánh New York, tỉ lệ thất nghiệp có khả năng tăng từ mức thấp nhất trong 54 năm ở thời điểm hiện tại là 3,4% lên mức 4 - 4,5%.

“Do có độ trễ giữa việc thực thi chính sách và tác động, sẽ cần thời gian để các hành động của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) khôi phục lại sự cân bằng cho nền kinh tế và đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% của chúng tôi” - Williams cho biết.

Ông Williams đưa ra phát biểu trong bối cảnh 6 ngày trước, FOMC đề nghị bỏ phiếu để tăng tỉ lệ chuẩn thêm một phần tư điểm phần trăm, lên phạm vi mục tiêu là 5% - 5,25%. Trong tuyên bố sau cuộc họp, dù các quan chức vẫn sẽ tính đến nhiều yếu tố khác nhau, nhưng FOMC vẫn gợi ý có thể tạm dừng tăng lãi suất.

Nếu lạm phát không giảm, FED luôn có lựa chọn tăng lãi suất. Ảnh: Xinhua

Ủy ban đã loại bỏ “một cụm từ quan trọng” khỏi tuyên bố cho thấy việc tăng lãi suất bổ sung sẽ là phù hợp. Williams - một cử tri của FOMC, cho biết vấn đề tiên quyết nằm ở dữ liệu.

“Trước hết, chúng tôi chưa nói rằng đã hoàn tất việc tăng lãi suất. Chúng tôi đảm bảo sẽ đạt được các mục tiêu và sẽ đánh giá những gì đang xảy ra trong nền kinh tế rồi đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu đó. Tôi không thấy trong dự báo cơ bản có bất kỳ lý do nào để cắt giảm lãi suất trong năm nay” – ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng các đợt tăng lãi suất bổ sung có thể xảy ra nếu dữ liệu “không phù hợp”.

Cũng theo vị lãnh đạo FED New York, các vấn đề và tác động của ngành ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính sách.

Một trong số những dấu hiệu tích cực mà Williams trích dẫn là các chuỗi lao động bị tắc nghẽn - vốn là nguyên nhân chính gây ra lạm phát - đã “được cải thiện đáng kể” theo thời gian.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn