MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân mua cá chép cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Tạ Quang

Giá cá chép tăng gấp đôi trước ngày ông Công, ông Táo

Phạm Đông - Tạ Quang LDO | 03/02/2021 10:23

Tăng 100.000 - 150.000 đồng mỗi cân cá chép trước ngày ông Công ông Táo, nhiều tiểu thương tại chợ cá Yên Sở (làng Sở Thượng, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã không còn nhiều hàng để bán.

Cá chép đỏ được coi là một trong những đồ cúng vô cùng quan trọng và không thể thiếu bên mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời.

Ngày 3.2 (tức 22 tháng Chạp), chợ cá lớn nhất Hà Nội đã tấp nập bởi các tiểu thương và người dân tìm tới mua cá chép đỏ. Nhiều người đã tranh thủ thời gian tổ chức cúng luôn mà không cần đợi đúng ngày.

Từ 4h sáng chợ cá Yên Sở đã tấp nập người mua bán.

Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm, chợ cá Yên Sở đã tấp nập khách ra vào, hàng chục chiếc xe tải nối đuôi nhau chở cá từ các tỉnh Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình,... đổ về đây tập kết. Sau đó, các thương lái từ chợ đầu mối nhỏ ở Hà Nội như Ngã Tư Sở, Phú Đô, Dịch Vọng,... sẽ về đây lấy hàng. Ngoài ra cũng còn nhiều tiểu thương ở các tỉnh lân cận cũng tới lấy cá chép.

Ngày hôm qua, cá chép được bán với giá bán buôn là 130.000đ/1kg, bán lẻ là 150.000đ/1kg. Tuy nhiên đến sáng nay, giá cá chép đã tăng gấp đôi khi được các tiểu thương bán với giá từ 280.000 – 300.000 đồng/kg. Trung bình cá chép cúng ông Công, ông Táo sẽ bán với giá 30.000 - 50.000 đồng/3 con.

Theo ông Mao Văn Chín giá cá chép năm nay tăng giá cao kỷ lục.

Với gần 20 buôn bán cá ở chợ này, ông Mao Văn Chín (52 tuổi, Sở Thượng) cho biết, giá cá chép năm nay có thể nói tăng và cao kỷ lục. Năm nay cao điểm nên ông đã bán được 5-6 tấn cá chép đỏ.

Cá chép đỏ khỏe mạnh, mẫu mã đẹp là loại được người dân và thương lái chọn mua nhiều nhất. Còn lại những loại khác như cá chép tam dương, chép vàng tranh cũng được chọn mua vừa làm lễ cúng, vừa làm cá cảnh.

Cao điểm tiêu thụ cá là ngày 22 âm lịch, một ngày trước chính lễ ông Công ông Táo, chiếm tới 70% số cá bán được của cả vụ.

Theo ông Chín, cá sau khi được đưa về chợ sẽ cho vào bể tạm, sục oxy để tạo điền kiện tốt nhất cho cá sinh sống. Để tránh cá bị kiệt sức trước đến tay người mua, tiểu thương thả đá lạnh vào nước hạ nhiệt độ khiến cá bớt vận động.

Những ngày cận lễ, người dân bắt đầu bán, số lượng bán ra hiện tại của gia đình ông có thể lên tới vài tạ một ngày. Còn ngày cao điểm ông có thể bán được đến 1 tấn cá chép một ngày.

Chợ đầu mối Yên Sở có 85 hộ chuyên kinh doanh cá chép dịp Tết ông Công, ông Táo.

Còn bà Cao Thị Hạnh (45 tuổi, Sở Thượng, Yên Sở) cho hay, giá cá chép cúng ông Công ông Táo năm nay biến động theo chiều hướng tăng là do khan hiếm hàng nên đội giá lên cao. Bên cạnh đó, năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều gia đình đã thu hẹp diện tích nuôi, giảm số đàn nên lượng cá từ các nơi đổ về chợ tương đối ít.

Giá cá chép tăng vọt so với ngày hôm qua (2.2).

“Cứ với đà bán này chiều nay nhà tôi và nhiều tiểu thương khác cũng không có hàng để đáp ứng cho người dân. Hàng nhập về khan hiếm, giá cao nên buộc các tiểu thương cũng phải bán ra với giá cao” – bà Hạnh chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn