MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giá điện dự kiến tăng 8,36%: Điện bán lẻ được tính như thế nào?

Phạm Dung LDO | 06/03/2019 10:34
Giá bán lẻ điện cụ thể cho từng lĩnh vực sẽ được tính theo quyết định 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Theo báo cáo về kịch bản điều hành giá điện năm 2019 mới đây của Bộ Công Thương: Trên cơ sở các yếu tố đầu vào, dự kiến giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 tăng khoảng 8,36% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh), tương ứng giá bán lẻ điện bình quân 2019 khoảng 1.864,44 đồng/kWh.

Sau khi đã có giá điện trung bình, giá bán lẻ điện cụ thể cho từng lĩnh vực sẽ được tính theo quyết định 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sản xuất và điện sinh hoạt theo quyết định 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở các phương án giá điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Tổng cục Thống kê để đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP).        

Bộ Công Thương cũng đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến các ngành nghề sản xuất tiêu thụ điện lớn như sắt thép, xi măng. Qua đó, Bộ sẽ xem xét, đánh giá và đề xuất với Chính phủ để điều chỉnh giá điện ở mức độ phù hợp.

Về nguyên nhân tăng giá điện, Bộ Công Thương đưa ra phân tích hàng loạt yếu tố tác động tới giá điện 2019. Cụ thể như, về các yếu tố đầu vào của giá điện 2019: Giá than nội địa đã thực hiện điều chỉnh bước 1 với mức tăng bình quân 5%, làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 3.183 tỉ đồng. Giá than pha trộn giữa than nhập khẩu và than sản xuất trong nước từ 16.1 có giá cao hơn giá than nội địa, làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 1.921 tỉ đồng. Thuế bảo vệ môi trường đối với than và dầu tăng thêm kể từ ngày 1.1 làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 450 tỉ đồng.

Giá than nội địa bán cho sản xuất điện điều chỉnh bước 2 theo mức tăng theo lộ trình do Chính phủ phê duyệt. Khi đó, chi phí mua điện tăng thêm khoảng 2.230 tỉ đồng.

Thực hiện điều chỉnh giá khi một số nhà máy điện, qua đó 100% các nhà máy tuabin khí sẽ thực hiện mua khí theo giá thị trường. Việc điều chỉnh giá khí trong bao tiêu theo thị trường này làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 5.852 tỉ đồng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn