MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giá phân bón tăng cao do nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu liên tục "phi mã" vì khan hiếm. Ảnh: TL

Giá phân bón tăng cao đe dọa năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo Việt

Vũ Long LDO | 27/03/2022 17:01
Giá phân bón tăng 40-50% đẩy giá thành sản xuất gạo lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu của gạo Việt Nam.

Tác động từ xung đột Nga-Ucraina lên giá phân bón

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), xung đột giữa Nga-Ucraina, thị trường phân bón thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột Nga - Ukraina. Sự suy giảm nguồn cung xuất khẩu từ thị trường này khiến giá phân bón trên toàn thế giới đang có xu hướng biến động về giá.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, Nga là một trong những nhà cung cấp phân bón hàng đầu thế giới. Trong năm 2021, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân ure, NPK, amoni nitrat, xuất khẩu kali đứng thứ 3 và phosphat đứng thứ 4 trên thế giới (xuất khẩu amoni nitrat đạt 4,313 triệu tấn, chiếm 49% thị phần thế giới; xuất khẩu NPK đạt 5,928 triệu tấn, chiếm 38%; xuất khẩu phân SA đạt 4,424 triệu tấn, chiếm 30%; xuất khẩu Ure gần 7 triệu tấn, chiếm 18%; xuất khẩu kali đạt 11,832 triệu tấn, chiếm 27%; xuất khẩu DAP/MAP đạt 4,048 triệu tấn, chiếm 14%).

Giá phân bón tăng cao đẩy chi phí sản xuất tăng, có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam. Ảnh: T.Long

Dẫn thông tin từ Viện Phân bón Việt Nam, ông Phùng Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhấn mạnh: Căng thẳng Nga - Ukraine làm tăng nguy cơ gián đoạn thương mại phân bón toàn cầu, bởi. Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, chiếm 23% xuất khẩu amoniac, 14% xuất khẩu urê, 10% xuất khẩu phốt phát chế biến và 21% xuất khẩu kali. 

"Hiện 100% phân kali (MOP) ở Việt Nam là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu. Thời gian tới mặt hàng kali từ Nga và Belarus sẽ tạm thời không có mặt tại Việt Nam, thay vào đó sẽ là kali từ Canada và Israel, trong khi đó Nga và Belarus  chiếm hơn 40% lượng kali nhập khẩu của Việt Nam. Dự báo, giá kali ở Việt Nam sẽ tăng do nguồn cung kali bị thắt chặt trên thị trường thế giới bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga và Belarus cũng như căng thẳng Nga - Ukraine" - ông Phùng Hà dự báo.

Được biết, hiện nay, về cơ bản, Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu một số loại phân bón, nhưng vẫn phải phụ thuộc nhập khẩu phân SA và kali, do trong nước không có nguồn nguyên liệu. Với phân DAP, MAP, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu để bù vào lượng thiếu hụt do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ  nhu cầu. Nguồn nhập khẩu từ Nga gặp khó khăn, đẩy mặt bằng giá tăng lên, thì giá phân bón tại Việt Nam cũng bị tác động tiêu cực.

Nông dân cân đối lại phương pháp bón để có lãi

Hàng năm, Việt Nam sử dụng trung bình trên 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp. Bộ NNPTNT dự báo nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2022 không có sự biến động lớn so với năm 2021, tuy nhiên, giá phân bón đang liên tục tăng cao dự báo đe dọa năng lực cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, thậm chí ngay cả tại thị trường nội địa. 

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) lưu ý: Phân bón chiếm từ trên 20 đến 25% chi phí giá thành sản xuất lúa. Hiện nay, giá mặt hàng này đang tăng mạnh. Để giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, nông dân cần tìm cách thay thế, sử dụng các loại phân bón khác và thực hiện “5 đúng”: Bón đúng chủng loại phân, bón đúng nhu cầu sinh lý của cây, bón đúng nhu cầu sinh thái, bón đúng vụ và thời tiết, bón đúng phương pháp... 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn