MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Dự báo xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc từ quý II/2019 (Ảnh minh họa)

Giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh 20% trong quý 1.2019

Phương Thảo LDO | 04/04/2019 12:23
Khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,43 triệu tấn và 593 triệu USD, giảm 3,5% về khối lượng và giảm 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Bộ NNPTNT, khối lượng xuất khẩu gạo quý I/2019 ước đạt 658 nghìn tấn với giá trị đạt 281 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,43 triệu tấn và 593 triệu USD, giảm 3,5% về khối lượng và giảm 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 40,2% thị phần; các thi ̣trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Angola (gấp 9,5 lần); Bờ Biển Ngà (gấp 6,1 lần); Hồng Kông, Nam Phi và Úc gấp hơn 2 lần.

Về giá gạo xuất, Bộ NNPTNT cho biết, bình quân 2 tháng đầu năm 2019 giá gạo đạt 404 USD/tấn, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Về chủng loại gạo xuất khẩu, trong 2 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 60% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 29%; gạo nếp chiếm 8% và gạo Japonica, gạo giống Nhật chiếm 3%.

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Phillipines (61%), Cuba (20%). Với gạo Jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Bờ Biển Ngà (33%), Ghana (14%) và Phillipines (8%).

Hồng Kông là thị trường xuất khẩu gạo nếp lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 42% tổng khối lượng gạo nếp xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo là Phillipines (19%) và Trung Quốc (18%). Với gạo Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Papua New Guinea (14%) và Quần đảo Solomon (13%).

Giá lúa tăng bởi nhu cầu xuất khẩu

Trong tháng 3.2019, giá lúa, gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trong bối cảnh chương trình thu mua tạm trữ 200 ngàn tấn gạo, 80 ngàn tấn lúa vụ Đông Xuân đang diễn ra. Trong tháng 3.2019, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL tăng do các doanh nghiệp xuất khẩu tích cực mua vào và chương trình tạm trữ gạo của Chính phủ.

Giá lúa tại ĐBSCL  đã tăng do các DN tăng cường thu mua phục vụ xuất khẩu. (Ảnh minh họa)

Tại An Giang, lúa tươi IR50404 tăng từ 4.300đ/kg lên 4.750đ/kg và hiện ở mức 4.600đ/kg; lúa OM 5451 tăng từ 4.700đ/kg lên 4.800đ/kg; lúa OM 4218 tăng từ 4.350đ/kg lên 4.600đ/kg; lúa OM 1490 tăng từ 4.800đ/kg lên 5.000đ/kg; gạo tẻ IR50404 ở mức 10.000đ/kg; gạo chất lượng cao ở mức 13.000đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.000đ/kg.

Tại Vĩnh Long, lúa tươi IR50404 tăng từ 4.600đ/kg lên 4.800đ/kg, lúa khô tăng từ 5.000đ/kg lên 5.300đ/kg; gạo IR50404 ở mức 12.000đ/kg; gạo jasmine ở mức 14.000đ/kg.

Tại Bạc Liêu, lúa tài nguyên mới ở mức 7.200 – 7.400đ/kg; các loại lúa chất lượng cao phổ biến ở mức 4.700 – 4.800đ/kg.

Tại Kiên Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 5.400đ/kg; lúa OM 4218 tăng 100đ/kg lên 5.500 – 5.700đ/kg; trong khi lúa OM 6976 giảm 100đ/kg xuống 5.500 – 5.600đ/kg; lúa Jasmine giảm 200đ/kg xuống 6.000 – 6.100đ/kg.

Kết quả nghiên cứu thị trường của Bộ NNPTNT cho thấy,  mặc dù quý I/2019, thị trường lúa gạo có khó khăn nhưng dự báo sang quý II/2019 sẽ có nhiều hợp đồng mới do giá gạo của Việt Nam đang ở mức giá cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác. Hiện tại một số doanh nghiệp đã tiếp cận được thị trường và triển khai thỏa thuận để ký hợp đồng.

Đặc biệt, tin vui đến với các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam khi Ai Cập vừa mở thông báo mời thầu gạo trắng hạt ngắn, hạt trung bình, mở cho tất cả nhà thầu quan tâm cả trong nước và nước ngoài. Được biết, hạn nộp hồ sơ thầu là 30.4.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn