MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công nhân làm việc tại Nhà máy Sản xuất bán dẫn. Ảnh: XINHUA

Giải bài toán phát thải trong ngành công nghiệp bán dẫn

Quý An LDO | 29/10/2023 16:00

Ngành bán dẫn toàn cầu được đánh giá vừa thiếu hụt, vừa dư thừa ở thời điểm hiện tại. Các yếu tố kinh tế và địa chính trị trên thế giới đã dần góp phần định hình ngành công nghiệp này. Lạm phát, lãi suất tăng và sự rút lui của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu làm vốn hóa thị trường sụt giảm nghiêm trọng.

Mặc dù giá bộ nhớ cao cấp hạ nhiệt đi nhiều trong thời gian qua, nhưng quá trình vận chuyển vẫn ở mức cao. Chính sách của Mỹ về xuất khẩu chất bán dẫn có khả năng định hình ngành công nghiệp này trong tương lai sắp tới. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia từ Deloitte, năm nay có thể là thời điểm cần có sự thay đổi đột phá trong lĩnh vực này.

Những thách thức trước mắt

Hiện trên thế giới, không khu vực nào có thể tự cung cấp chất bán dẫn hoàn toàn, và vẫn phải phụ thuộc ít nhiều vào các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, các loại chip đều có sự khác biệt giữa kích cỡ và công nghệ xử lý, vật liệu, cơ sở vật chất, thiết bị, công cụ thiết kế, khả năng chịu bức xạ...

Các ngành công nghiệp chip của Hoa Kỳ và châu Âu đang xem xét việc đa dạng hóa không chỉ các nhà máy mà còn tất cả các bộ phận của chuỗi bán cung ứng. Theo đó, các dây chuyền sản xuất sẽ được đưa ra khỏi các thành trì truyền thống ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sang Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, việc nhân rộng năng lực của các địa điểm sản xuất ở châu Á không phải là điều dễ dàng. Cho đến khi các vấn đề về chuỗi cung ứng, đại dịch và thương mại xuất hiện, châu Á vẫn đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô và nguyên liệu sản xuất để sản xuất linh kiện. Bên cạnh đó, châu Á cũng sở hữu cơ sở sản xuất chip tiên tiến và thậm chí có thể là khâu cuối cùng đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu được dự đoán sẽ đạt doanh thu 1.000 tỉ USD vào năm 2030, tăng gấp đôi trong thập kỷ. Sự tăng trưởng này dự kiến sẽ đòi hỏi quá trình đầu tư vào quy trình sản xuất liên quan.

Hiện tại, hơn 90% cơ sở thử nghiệm và lắp ráp khâu cuối được đặt tại châu Á, cụ thể là ở các xưởng đúc hoặc nhà cung cấp thử nghiệm và lắp ráp bán dẫn (OSAT) thuê ngoài. Trong khi đó, một số công ty trong ngành chip đang bổ sung năng lực lắp ráp và thử nghiệm mới tại địa phương, điều này có thể làm trầm trọng thêm thách thức hiện có đối với hệ thống và công nghệ chuỗi cung ứng riêng biệt. Đây là nơi các nền tảng dữ liệu tích hợp, trí tuệ nhân tạo được kỳ vọng sẽ giúp các quy trình OSAT hiệu quả hơn. Ngoài ra, cũng có thể nhận biết và lập kế hoạch phòng ngừa cho các cú sốc chuỗi cung ứng trong tương lai.

Thiếu hụt nhân lực trong ngành công nghiệp chất bán dẫn cũng là vấn đề lớn và dự kiến sẽ còn tiếp diễn vào năm 2023. Hiện tại, nhân lực trong ngành bán dẫn dự kiến sẽ cần tăng cường hơn 1 triệu lao động lành nghề vào năm 2030 (trung bình khoảng hơn 100.000 người mỗi năm). Đối với các công ty sản xuất chip, vấn đề này đang trở nên phức tạp hơn do nhu cầu cấp thiết phải xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô lớn ở nhiều khu vực.

Mục tiêu giảm phát thải

Quy trình sản xuất chip thế hệ chip mới sẽ cần đến nhiều năng lượng, nước và khí nhà kính. Đến năm 2030, ngành công nghệ thông tin và truyền thông có khả năng chiếm 20% nhu cầu điện toàn cầu. Do đó, các nhà đầu tư, khách hàng, thành viên hội đồng quản trị và cơ quan quản lý đang yêu cầu công bố thông tin minh bạch và toàn diện hơn về phát thải khí nhà kính, rủi ro môi trường và các hành động giảm phát thải. Một số nhà sản xuất chip đã triển khai các công nghệ cho phép tái chế và tái sử dụng nguồn nước.

Ngoài ra, các công ty đã tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để tạo ra điện cho các tòa nhà văn phòng và cơ sở sản xuất. Việc sử dụng ít nước và năng lượng hơn còn có thể giảm chi phí vận hành từ tiêu thụ tài nguyên, kéo theo lợi nhuận cao hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn