MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giới đầu tư lo lắng với nguy cơ Mỹ vỡ nợ

Quý An (theo Financial Times) LDO | 05/05/2023 18:39
Nguy cơ vỡ nợ của nước Mỹ hiện hữu trong nhiều ngày nữa.

Các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt với một nghịch lý đặc biệt. Theo một câu nói quen thuộc trong giai đoạn tài chính hiện đại, trái phiếu kho bạc là tài sản “không có rủi ro” - ngụ ý rằng chính phủ Mỹ vỡ nợ là điều không tưởng.

Song vào tháng 1, Bộ Tài chính Mỹ đã vượt qua giới hạn nợ 31,4 nghìn tỉ USD, hạn chế phát hành trái phiếu và cảnh báo về một cuộc khủng hoảng trừ khi Quốc hội đưa ra điều này - điều mà đảng Cộng hòa từ chối thực hiện nếu không cắt giảm chi tiêu. Và trong tuần này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo các quỹ có thể cạn kiệt vào ngày 1.6.

Nước Mỹ đang đối mặt với rủi ro vỡ nợ lớn. Ảnh: Xinhua

Về khả năng vỡ nợ ngắn hạn của Kho bạc Mỹ vẫn còn rất thấp - bất chấp sự biến động của giá CDS (hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng). Điều này một phần do các chính trị gia Mỹ có thói quen chỉ đưa ra thỏa thuận vào phút cuối. Nếu điều này không xảy ra, Kho bạc có ba lựa chọn để tránh vỡ nợ kỹ thuật nếu kịch bản ngày 1.6 có thật.

Một là ưu tiên trả lãi, đồng thời cắt giảm các khoản chi ngân sách khác.

Thứ hai là bỏ qua giới hạn pháp lý và tiếp tục phát hành trái phiếu.

Thứ ba là để Cục Dự trữ Liên bang (FED) xử lý nợ.

Tuy nhiên, tin xấu là không có chiến thuật nào trong số đó dễ triển khai, hoặc chí ít có khả năng làm dịu tâm lý đầu tư. Chẳng hạn, nếu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen bỏ qua giới hạn nợ của Quốc hội, sẽ có những thách thức pháp lý. “Và ngay cả khi ưu tiên thanh toán lãi suất để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ ngay lập tức, thiệt hại đối với niềm tin sẽ rất lớn. Giá cổ phiếu và trái phiếu sẽ sụt giảm dữ dội” - Bill Dudley, cựu Chủ tịch FED New York phân tích. Hệ quả, Mỹ sẽ bị hạ xếp hạng tín dụng.

Một trường hợp khác có thể xảy ra là Tổng thống Joe Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội để thỏa thuận giữ cho Bộ Tài chính hoạt động trong sáu tháng.

Theo đó, các cuộc đàm phán về trần nợ tiếp theo sẽ diễn ra trong bối cảnh Quốc hội thảo luận về ngân sách tài chính năm 2024.

“Điều đúng đắn cần làm là tăng mức trần ngắn hạn” - Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang cho biết.

Tuy nhiên, ông Biden tuyên bố sẽ “chống lại bất kỳ nỗ lực nào để liên kết hai cuộc thảo luận này”.

Điều cần thiết hiện tại không nằm ở việc nâng trần nợ ngắn hạn, mà là một kế hoạch tài chính dài hạn để giải quyết vấn đề nợ quốc gia đang gia tăng của Mỹ. Tuy nhiên, điều này gần như chắc chắn sẽ đòi hỏi những cải cách đáng kể (tức là cắt giảm) đối với an sinh xã hội và Medicare - một ý tưởng mà cả Tổng thống Biden và Trump đều loại trừ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn