MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(Ảnh minh họa, nguồn: genk.vn).

Google, Facebook không dễ “rút” khỏi Việt Nam

Thế Lâm LDO | 03/11/2017 11:48
Văn bản của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi lên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội là cần thiết, nhằm thúc đẩy việc xem xét làm rõ Khoản 4, Điều 34 Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam có trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hay không.

Dự thảo Khoản 4, Điều 34 có yêu cầu các Cty cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet của nước ngoài tại Việt Nam phải đặt văn phòng đại diện và máy chủ tại Việt Nam.

Yêu cầu này có chính đáng không? Hoàn toàn chính đáng!

Vấn đề là, nếu Việt Nam đã gia nhập các tổ chức và hiệp định khu vực hay toàn cầu, mà Khoản 4, Điều 34 của Dự thảo có mâu thuẫn, thì theo thông lệ phải ưu tiên theo cam kết quốc tế. Tất nhiên với nhiều quốc gia, còn có thể đưa ra những rào cản kĩ thuật khác nhằm quản lí, kiểm soát vấn đề cần làm. Việc rà soát các qui định này có mâu thuẫn hay không, là việc quá đơn giản, thiết nghĩ cơ quan soạn thảo luật cũng như Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cần sớm làm rõ để các doanh nghiệp yên tâm làm ăn.

Tuy nhiên, đặt vấn đề vì Dự thảo này mà các “đại gia” như Google, Facebook “rút” khỏi thị trường Việt Nam, thì e rằng là quá lo xa.

Trên thực tế, tới thời điểm này, Google và Facebook cũng đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam đâu mà “rút”? Và chưa cần mở văn phòng đại diện, mà họ đã hoạt động “rần rần” bởi loại dịch vụ họ cung cấp là xuyên biên giới trên nền Internet.

Theo khảo sát của Cty Vinalink, năm 2015, Facebook dẫn đầu về doanh thu quảng cáo trực tuyến tại thị trường Việt Nam với 3.000 tỉ đồng, Google thu 2.200 tỉ đồng; phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp Việt với khoảng 1.900 tỉ đồng nhưng trong đó có những doanh nghiệp có vốn FDI, hoặc 100% vốn FDI.

Với “chiếc bánh” họ luôn chiếm tỉ lệ từ trên 70% đến trên 80% doanh thu, mà không phải đầu tư mất gì nhiều, cũng như không phải thực hiện nghĩa vụ thuế (trừ thuế nhà thầu 10% do các đại lí đóng thay), thì liệu Google hay Facebook có dễ dàng từ bỏ “phần bánh” béo bở của mình?

Cần thấy rằng, các chế tài ràng buộc đặt máy chủ hay lập văn phòng tại nước sở tại, tùy theo qui định tại từng quốc gia có tham chiếu những cam kết quốc tế. Tuy nhiên, nếu chỉ thuần túy xét ở góc độ chế tài, thì việc mở văn phòng hay đặt máy chủ sẽ thuận tiện trong việc quản lí hay xử lí các vấn đề, tình huống liên quan.

Đơn cử tình trạng tin giả, tin bịa đặt, lừa đảo, hay các nội dung clip sex đầy dẫy trên Facebook và YouTube thời gian qua, tiến độ xử lí vấn đề rất chậm, phải qua nhiều lớp nhiều khâu vì các doanh nghiệp như Google, Facebook không có văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam.  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn