MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khu trồng nấm hầu thủ mang lại giá trị kinh tế cao của anh Phạm Văn Giang (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Thúy.

Hà Nội: Thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng nấm dược liệu quý

Nguyễn Thúy LDO | 12/11/2022 15:00
Với trang trại có diện tích 800m2 chuyên trồng nấm đầu khỉ - loại nấm được coi nguồn dược liệu quý trong y học, anh Phạm Văn Giang (Đông Anh, Hà Nội) đã thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nấm hầu thủ hay nấm đầu khỉ là loại nấm ôn đới, mọc trên các loại cây gỗ nhóm sồi dẻ hoặc thân cây gỗ tán rộng bị mục nát. Các tua nấm có chiều dài trung bình từ 0,5 – 3cm. Hiện nay, loại nấm này được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Nấm có hình cầu, hoặc hình elip, màu trắng. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Cách đây 3 năm, anh Phạm Văn Giang - chủ trại nấm ở thôn Đìa (xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội) đưa mô hình trồng nấm hầu thủ nhân tạo vào thử nghiệm.

7h sáng hàng ngày, tại trại nấm rộng khoảng 800m2, anh Giang bắt đầu công việc quét dọn, dỡ bỏ những bịch phôi nấm bị hỏng, tránh côn trùng và các loại vi khuẩn có hại xâm nhập, gây bệnh cho nấm hầu thủ. 

Nấm được trồng theo kiểu gối vụ để không làm đứt gãy nguồn cung nấm mỗi ngày. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Theo anh Giang, mỗi phôi nấm sẽ được trộn cám ngô, cám gạo, mùn bồ đề và hấp ở nhiệt độ cao với thời gian lên tới 10 tiếng. Sau đó sẽ được đưa vào phòng ươm tơ khoảng 3 tháng rồi chuyển qua nhà nuôi trồng.

Những bịch phôi nấm được sắp xếp liền mạch trên các kệ sắt trong trang trại của anh Giang. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Theo chân anh Giang thu hoạch những cây nấm hầu thủ trắng muốt, chỉ cần lắc hai bên trái phải là cây nấm đã được tách ra khỏi bịch phôi.

“Từ khi đặt phôi nấm lên kệ thì 20 ngày sau là có thể thu hoạch. Nấm đầu khỉ được các viện nghiên cứu thuốc bao tiêu nên không lo về đầu ra. Trung bình cứ 10 kg nấm tươi mới thu được 1 kg nấm khô. Giá bán nấm tươi là 80.000-85.000/kg”, anh Giang thông tin.

Mỗi bịch phôi nấm có thể cho thu hoạch 4-5 lần. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Thông thường, mỗi bịch phôi nấm sẽ cho thu hoạch từ 4-5 lần. Sau mỗi lần thu hoạch, phần đầu bịch phôi sẽ được vệ sinh lại và lắp phần cổ bằng nhựa để nấm tiếp tục ra.

Nấm hầu thủ có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho người mất trí nhớ và đau dạ dày. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Đến lần thứ 5, anh Giang sẽ chỉ sử dụng vòng thun để buộc kín bịch phôi nấm sau đó chọc một lỗ nhỏ trên thân bịch phôi. Phần lỗ được chọc thủng đó sẽ là nơi ra cây nấm cuối cùng. Phần phôi khi đã sử dụng xong sẽ được dùng để nuôi giun đất, cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.

Giá bán nấm sấy khô gấp 10 lần nấm tươi. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Nấm hầu thủ có tác dụng, hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân Alzheimer, làm chậm quá trình lão hóa và phục hồi các neuron thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thấp nhất tác hại của xạ trị và hóa trị liệu trong điều trị ung thư...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn