MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thế giới Di Động đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2024 cao gấp 14 lần năm trước. Ảnh: MWG

Hậu cuộc đua giá rẻ, doanh nghiệp bán lẻ tham vọng lợi nhuận tăng vọt

Anh Kiệt LDO | 20/02/2024 16:07

Sau một năm chạy đua giảm giá và sức cầu tiêu dùng của người dân thu hẹp, các doanh nghiệp bán lẻ đã lạc quan hơn khi đặt mục tiêu kinh doanh cho năm 2024.

Kỳ vọng tăng trưởng bằng lần

Sau khi lợi nhuận rơi xuống mức thấp nhất kể từ lúc niêm yết, ông lớn ngành bán lẻ - CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) - mới đây đã đặt mục tiêu kinh doanh 2024 tăng trưởng cao. Theo đó, MWG tham vọng doanh thu tăng 5% so với năm trước, lên 125.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.400 tỉ đồng, cao gấp 14 lần.

Ban lãnh đạo MWG không phủ nhận nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức do những diễn biến vĩ mô khó lường trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu mua sắm tiêu dùng nhìn chung đi ngang, thậm chí có thể giảm so với năm 2023 đối với một số mặt hàng không thiết yếu. Song, sau cuộc tái cấu trúc toàn diện bắt đầu từ quý IV/2023, đơn vị này tự tin rằng có dư địa để tiếp tục củng cố doanh thu và cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận.

Cùng ngành bán lẻ, ban lãnh đạo CTCP Thế Giới Số (Digiworld, mã chứng khoán: DGW) cho rằng, năm 2024 là thời điểm thay mới các thiết bị điện thoại, laptop của người dân sau giai đoạn đỉnh điểm mua vào năm 2021. Do đó, DGW lên kế hoạch năm 2024 với doanh thu 23.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 490 tỉ đồng, tăng lần lượt 22% và 38% so với thực hiện năm 2023.

"Dự kiến doanh thu sẽ tăng mạnh hơn ở mảng thiết bị văn phòng và thiết bị gia dụng. Đồng thời, DGW sẽ mở rộng ra nhiều mảng kinh doanh khác như phân phối máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh thương hiệu Xiaomi; phân phối độc quyền nhãn hàng Poly chuyên cung cấp các thiết bị hỗ trợ việc học trực tiếp; chuỗi cầm đồ Vietmoney…" - DGW cho biết.

Trong khi đó, một số tên tuổi đình đám khác trong ngành bán lẻ như FPT Retail, PNJ vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Cuộc đua giá rẻ sẽ chưa kết thúc?

Theo đánh giá từ đội ngũ phân tích Chứng khoán SSI, doanh thu của doanh nghiệp bán lẻ điện thoại - điện máy có thể sẽ phục hồi 5% so với cùng kỳ trong năm 2024 sau khi giảm mạnh khoảng 20 - 25% trong năm 2023. Mức tăng trưởng sẽ mạnh hơn trong nửa đầu năm 2024 dựa trên mức nền so sánh thấp, nhưng đà này sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2024.

"Cuộc chiến giá cả đã hạ nhiệt trong quý III/2023. Tuy nhiên, mức tồn kho của các nhà bán lẻ trong quý III khác nhau khi chuỗi Điện máy xanh, Thế giới Di Động ghi nhận lượng hàng tồn kho giảm, trong khi lượng hàng tồn kho của FPT Shop vẫn ở mức cao (gần mức cao nhất trong quý IV/2021 và quý I/2022). Do đó, các nhà bán lẻ điện thoại - điện máy có thể phải duy trì chiến lược giá cạnh tranh. Biên lợi nhuận trong năm 2024 có thể không quay trở lại được mức như năm 2022" - SSI nhận định.

Chứng khoán MBS cũng kỳ vọng dẫn đầu đà tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường trong năm 2024 là bán lẻ với mức tăng trưởng 129%.

Còn Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng năm 2024 thị trường điện thoại thông minh sẽ tăng trưởng dương trở lại sau 2 năm suy giảm nhờ niềm tin và sức mua của người tiêu dùng đang phục hồi. Trong đó, nhu cầu được thúc đẩy bởi tác động trễ của các chính sách vĩ mô đang dần lan toả khắp nền kinh tế, khi lãi suất giảm và kinh tế hồi phục.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn