MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân áp dụng khoa học kỹ thuật để ươm giống sâm Ngọc Linh. Ảnh: Trà My

Hiệu quả áp dụng khoa học kỹ thuật vào ươm giống sâm Ngọc Linh

Thanh Chung LDO | 24/05/2020 19:31

Việc áp dụng thành công các biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình gieo ươm hạt giống sâm Ngọc Linh, bước đầu đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi để người dân vùng cao ở Quảng Nam phát triển kinh tế.

Ngày 24.5, ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH-CN Quảng Nam, cho biết, một số đề tài nghiên cứu, ngâm mủ, nước ấm, ủ cát… các biện pháp vật lý và hoá học thì cho ra tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống cây sâm Ngọc Linh khi xuất vườn rất cao và cây con mọc đạt 80%.

“Điều quan trọng nhất phải có định hướng nghiên cứu bảo tồn gien cho cây sâm Ngọc Linh. Chống sự lai tạp, phải quản lý được nguồn sâm, chỉ một loại sâm Ngọc Linh. Khôi phục nguồn gien của sâm Ngọc Linh không bị thoái hóa, đảm bảo  đạt chất lượng” - ông Tích nói.

Anh Hồ Văn Du, trú tại Nóc Măng Lùng (thôn 2, xã Trà Linh, H.Nam Trà My, Quảng Nam), trước đây, gieo ươm hạt giống sâm Ngọc Linh được thực hiện trực tiếp dưới tán rừng tỷ lệ cây con mọc thấp và bị nhiều sâu bệnh hại. Từ khi được tập huấn công tác gieo ươm giống và chăm sóc cây con anh Du và người dân ở huyện bắt đầu thấy hiệu quả hơn. Được học cách chăm sóc và ươm giống thành công cao nên bà con rất phấn khởi và nhân rộng giống.

Ngoài việc tập huấn ươm cây giống và chăm sóc thì Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam và Trung tâm sâm huyện Nam Trà My đang thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ cây giống cho bà con với giá khoảng hơn 100.000 đồng/ cây tạo điều kiện cho bà con vùng cao phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Được biết, tỉnh Quảng Nam có hai vườn sâm gốc, một là do Sở NN-PTNT của tỉnh Quảng Nam quản lý ở Măng Lùng 50 ha, 2 là vườn Trung tâm sâm giống của huyện Nam Trà My 70 ha. Nhà nước định hướng bảo vệ 50 vườn sâm giống của người dân.

Hiện nay, đã có khoảng 625 hộ đạt chuẩn điều tra xuất xứ nguồn gốc tạo sự tin tưởng cho khách hàng tin dùng hơn. Ngày 1-3 hàng tháng, huyện Nam Trà My cũng tổ chức phiên chợ sâm, nhằm quảng bá sản phẩm và đưa loại sâm chất lượng đến người tiêu dùng. Mỗi phiên chợ sâm thu về từ 3 đến 6 tỉ đồng tạo thu nhập khá cao cho người dân vùng cao của tỉnh này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn