MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế. Hình minh họa: PV

Hội thảo Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy sẽ tháo gỡ "điểm nghẽn" nào?

Khánh Vũ LDO | 14/11/2017 21:01
Sáng mai (15.11), Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy”, dưới sự chủ trì của GS TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ.

Theo GS TS Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại hội thảo sẽ có 4 báo cáo nhìn nhận cả quá trình phát triển từ năm 2011 tới nay và hướng tới năm 2020. 

Mặc dù kinh tế Việt Nam đang có những cải thiện tích cực nhưng bối cảnh phát triển mới đang đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang mở ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra các thách thức lớn cho nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế dựa trên các động lực cũ như tài nguyên, khoáng sản, chi phí lao động thấp, đầu tư và mở rộng tín dụng đã không còn phù hợp. Mô hình tăng trưởng cũ đã thành công trong giai đoạn đầu của đổi mới nhưng dần trở nên không còn phù hợp, thậm chí đem lại nhiều rủi ro cho nền kinh tế trong giai đoạn mới.

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế sẽ phân tích sâu vào các giải pháp tăng trưởng kinh tế bền vững, phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 27.9.2017 cho thấy: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 4,31 năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn