MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: Zing.vn

Hốt bạc đầu năm với những nghề không ai nghĩ tới

Thùy Dung LDO | 08/02/2019 08:47
Thay vì nghỉ ngơi, vui chơi dịp tết Nguyên Đán, nhiều người tranh thủ làm việc để có thu nhập cao gấp nhiều lần ngày thường. 

Bán hàng ăn

Giá đồ ăn vào thời điểm sau tết sẽ tăng 20%, thậm chí 50%  so với ngày thường. Những món ăn đơn giản như ốc luộc, bún, cháo, lẩu rau, các món hải sản như tôm, cua, cá... được nhiều người dân ưu tiên lựa chọn. 

Theo khảo sát, một bát bún riêu ốc có giá 30.000 - 35.000 đồng vào ngày thường thì trong dịp này có thể tăng lên 50.000 đồng đến 60.000 đồng/bát. 

Theo lý giải của người bán, giá tăng bởi đầu năm, các nguyên phụ liệu để làm món ăn còn ít, nên giá cả cũng thường đắt đỏ. Hơn thế nữa, việc phục vụ trong tết khi mọi người được nghỉ cũng khiến cho giá cả các quán ăn đắt gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi ngày thường.

Bán muối cầu may

Người Việt Nam có quan niệm, đầu năm mua muối để lấy may. Chính vì vậy, tại các địa điểm thường là đền, chùa, nhiều người đã tranh thủ bán muối. Muối trắng, hạt to được đựng trong túi may mắn màu đỏ được bán với giá 10.000 đồng đến 20.000 đồng gấp 2- 4 lần so với ngày thường. 

Nhiều người còn tranh thủ bán muối từ đêm giao thừa, khi nhiều người dân đi lễ chùa đầu năm cho đến tận rằm tháng giêng. 

Với số lượng người đi lễ đông, một ngày, những người bán muối có thể bán gần 100 túi muối, thu nhập hàng triệu đồng.

Bán mía

Tại một số nơi, mía được xem là biểu tượng may mắn trong năm mới. Nhiều gia đình sẽ dựng mía cạnh bàn thờ thắp hương trong suốt dịp tết.

Theo quan niệm của người xưa, cây mía là biểu tượng của sự giao hòa, kết nối giữa hai thế giới âm - dương, giúp ông bà tổ tiên có thể chung vui mừng năm mới cùng con cháu. Mía sẽ được mua ngay sau đêm giao thừa hoặc rạng sáng ngày mùng 1, 2 tại một số cổng chùa. 

Giá của một cây mía có thể được bán từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng, gấp đôi so với ngày thường. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn