MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐB Phạm Phú Quốc (TP.HCM)

Khó xử lý nợ xấu khi tài sản đảm bảo là bất động sản

Lê Phương LDO | 07/06/2017 13:54
Sáng 7.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Đa số ý kiến cho rằng nợ xấu nếu không có cơ chế rõ ràng sẽ rất khó xử lí, đặc biệt nếu tài sản đảm bảo là bất động sản thì càng khó khăn hơn.

Dù thừa nhận việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý nợ xấu là rất cần thiết, song nhiều đại biểu băn khoăn về quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng (TCTD). ĐB Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cho rằng việc thu hồi tài sản đảm bảo trong xử lý nợ xấu là rất khó khăn. Trong khi, thực tế thi hành án dân sự cho thấy không ít trường hợp bị thu hồi tài sản hung hăng tấn công lực lượng thi hành án khi họ làm nhiệm vụ.

Theo bà Trang, nếu các tổ chức tín dụng tiến hành xử lý nợ xấu bằng thu hồi tài sản thì họ tự làm hay thuê một lực lượng khác cũng cần phải được làm rõ và có các cơ chế cụ thể. Nếu cứ quy định chung thì xử lý nợ xấu sẽ vào vòng luẩn quẩn và nghị quyết không hiệu quả trong thực tế.

Chung quan điểm, ĐB Phan Thị Mỹ Dung (Long An) lo ngại về quyền thu giữ tài sản đảm bảo được quy định trong dự thảo Nghị quyết. “Tôi thấy quy định này chỉ phù hợp và khả thi khi người thế chấp tài sản đảm bảo đồng ý cho các TCTD thu hồi tài sản đảm bảo nhưng trong trường hợp họ không đồng ý cho TCTD thu hồi tài sản đảm bảo thì việc các TCTD đơn phươn,g thu giữ tài sản sẽ phát sinh một số vấn đề”, bà Dung nói.

Còn theo ĐB Phạm Phú Quốc (TP.HCM) thì dự thảo Nghị quyết còn điểm bất cập tại Điều 7 về nội dung phải có thoả thuận về quyền thu giữ tài sản trong hợp đồng bảo đảm. Điều nay chỉ đúng khi hợp đồng được ký trước khi Luật Dân sự 2015 có hiệu lực, bởi theo điều 3 Luật Dân sự 2015 thì người đang giữ tài sản đảm bảo có nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo cho bên nhận bảo đảm để thanh lý.

“Như vậy sẽ bất lợi cho TCTD khi phải điều chỉnh hợp đồng khi người đang giữ tài sản không đồng ý điều chỉnh hợp đồng và nợ xấu không được xử lý”, đại biểu Quốc nêu ý kiến.

Các đại biểu Quốc cũng cho rằng, việc xử lý tài sản đảm bảo nếu đảm bảo đủ 3 điều kiện: phải có thẩm quyền duyệt, tài sản không tranh chấp và tài sản không nằm trong danh sách bị thu hồi, thì sẽ rất khó xử lý nợ xấu với tài sản đảm bảo là bất động sản.

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn