MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
2 ngành nông nghiệp và công thương phối hợp trong sản xuất và cung ứng hàng hóa phục vụ người dân chống dịch. Ảnh: Tấn Thanh

Không để thiếu gạo, rau, thịt dù dịch COVID-19 căng thẳng

Vũ Long LDO | 14/08/2021 09:59

Ngành nông nghiệp và công thương đẩy mạnh sản xuất, cung ứng để đảm bảo rau, gạo, thịt cho tiêu dùng và xuất khẩu dù dịch COVID-19 căng thẳng.

Từ nay đến cuối năm, nông sản đủ cho tiêu dùng và xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPNT), lượng gạo hàng hóa trong 4 tháng cuối năm 2021 của ngành trồng trọt cho thấy, trong tháng 8.2021, lượng gạo hàng hóa dự kiến đạt khoảng 627 nghìn tấn; trong tháng 9 khoảng 840 nghìn tấn; tháng 10 khoảng 102 nghìn tấn; tháng 11 khoảng 378 nghìn tấn; tháng 12 khoảng 91 nghìn tấn.

Như vậy, nguồn cung gạo cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu từ nay đến cuối năm rất dồi dào, chưa kể lượng gạo tồn kho đã thu hoạch của vụ trước đó còn khá lớn.

Đang dẫn đầu Tổ công tác đặc biệt của Bộ NNPTNT tại các tỉnh phía Nam (Tổ Công tác 970) để kết nối chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản cho 19 tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16 về phòng chống COVID-19, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, đến thời điểm này, tại 19 tỉnh phía Nam, lượng trái cây đã thu hoạch đạt 3 triệu tấn, sản lượng các tháng còn lại của 14 loại trái cây tại khu vực phía Nam khoảng 3,2 triệu tấn.

Về thủy sản, trong quý III/2021 sản lượng thủy sản của riêng 19 tỉnh phía Nam dự kiến đạt khoảng 1,45 triệu tấn, trung bình mỗi tháng sản xuất được 483 nghìn tấn.

Năm 2021, ngành nông nghiệp dự kiến đưa ra thị trường trên 6 triệu tấn thịt gia súc, gia cầm; sản lượng trứng đạt trên 15 tỉ quả; sản lượng gạo cả năm khoảng 43,3 triệu tấn; sản lượng sữa khoảng 2,5 triệu lít…

"Như vậy, về nguồn cung nông sản, thực phẩm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu trong nước và còn dư để xuất khẩu" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.

Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch, nguồn cung bị gián đoạn cục bộ ở một số thời điểm và ở một vài địa phương. Ngành NNPTNT và Công Thương đã phối hợp để xử lý, tạo lại chuỗi sản xuất và cung ứng, đảm bảo hàng hóa phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt là để chủ động nguồn cung ngay cả khi dịch COVID-19 có thể phức tạp, thời gian thực hiện giãn cách xã hội có thể phải kéo dài thêm ở một số địa phương.

"Từ nay đến cuối năm 2021, ngành nông nghiệp vừa đảm bảo phòng chống COVID-19, vừa duy trì và phục hồi sản xuất nông nghiệp tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm.

"Nếu để đứt gãy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu lương thực và thực phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm để phòng chống dịch bệnh và an ninh lương thực lâu dài" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Ngành công thương linh hoạt trong công tác cung ứng

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương đã làm việc với các siêu thị lớn để đẩy mạnh hỗ trợ thu mua nông sản cho nông dân. Ngoài sự tham gia của các siêu thị lớn như Big C, MM Megamarket, BRGMart… tăng cường nhập các loại nông sản, đặc biệt là các loại trái cây đang trong vụ thu hoạch như thanh long, bơ, xoài, sầu riêng…

Bộ Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp phân phối, Liên hiệp hợp tác xã và các chợ đầu mối lên kế hoạch thu mua, đưa vào hệ thống phân phối, chế biến nông sản có sản lượng lớn đang trong vụ thu hoạch trên cả nước, đặc biệt là các mặt hàng nhãn, bơ, sầu riêng…

Trong điều kiện phải giãn cách, việc cung ứng hàng hóa ra thị trường trên nền tảng số rất quan trọng, thậm chí đóng vai trò cốt yếu. Cùng với nhóm siêu thị, một số sàn thương mại điện tử Việt Nam cũng cam kết hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Đại diện sàn thương mại điện tử Sendo cho biết, đã kết nối với tỉnh Đắk Lắk, trong điều kiện bị giãn cách, Sendo sẽ đẩy mạnh bán hàng từ bán lẻ sang bán buôn để giảm tiếp xúc trong bối cảnh dịch bệnh...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn