MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh hoạ: Lan Nhi

Không phải cứ quản không được bán bảo hiểm qua ngân hàng là cấm

Minh Ánh LDO | 30/11/2023 17:28

Chuyên gia cho rằng bản chất việc bán bảo hiểm qua ngân hàng không sai mà người bán bảo hiểm làm sai.

Doanh thu bảo hiểm lần đầu tiên ghi nhận giảm

Thống kê của Hiệp hội bảo hiểm gần đây nhất gây chú ý với con số giảm 31,3% - tỉ lệ giảm đáng kinh ngạc của số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới trong 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê của Cục quản lý giám sát, bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy doanh thu của ngành bảo hiểm luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023 lần đầu tiên ghi nhận giảm từ năm 2017 đến nay, giảm gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính riêng quý III/2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm (gồm nhân thọ và phi nhân thọ) ước đạt 52.900 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ 2022.

Theo các chuyên gia, kênh bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng đã giúp thị trường bảo hiểm tăng mạnh. Tuy nhiên, những lùm xùm về việc ngân hàng ép khách vay mua kèm bảo hiểm, hoặc lừa khách mua bảo hiểm thay vì gửi tiền tiết kiệm đã khiến mô hình bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) bị hạn chế.

Bản chất việc bán bảo hiểm qua ngân hàng không sai, người bán sai

Mới đây, không chỉ riêng Nghị trường Quốc hội nóng vấn đề nên cấm hay nên quản lý chặt việc bán bảo hiểm qua ngân hàng, Báo Lao Động ghi nhận nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề này.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng khẳng định chỉ nên siết chặt quản lý việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Phân tích về bản chất của mô hình bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng, TS Châu Đình Linh - Giảng viên Đại học Ngân hàng TPHCM cho biết: Ở các ngân hàng hiện đại, việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại hướng đến các khách hàng trọng tâm là xu hướng.

Bên cạnh các sản phẩm tài chính truyền thống như gửi tiền, vay vốn, ngoại tệ, thanh toán..., ngân hàng được cho phép cung cấp các sản phẩm tài chính khác như bảo hiểm vật chất, bảo hiểm nhân thọ. Nhiều khách hàng cần các sản phẩm bảo hiểm để bù đắp rủi ro, lấy số đông bù đắp sự bất hạnh cho số ít.

Theo TS Linh, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng là sự hợp tác mà cả ngân hàng và bảo hiểm đều có lợi.

Tuy nhiên, cái sai khiến mô hình bancassurance trở nên "tai tiếng" nằm ở chỗ nhiều ngân hàng lợi dụng việc bán bảo hiểm để tăng lợi nhuận, đánh tráo khái niệm giữa bảo hiểm và hoạt động tiền gửi, khiến người dân bức xúc.

"Bản chất việc bán bảo hiểm qua ngân hàng không sai mà người bán bảo hiểm sai" - ông Linh khẳng định.

Theo TS Linh, cơ quan soạn thảo luật pháp cần thêm các quy định về mô hình bancassurance tại Luật bảo hiểm.

"Cần có hành làng pháp lý hoàn thiện để xử lý những đơn vị thực hiện sai bản chất của bảo hiểm. Nhân viên ngân hàng cần được đào tạo nghiệp vụ bán báo hiểm.

Ngoài ra, việc chi phí lợi nhuận giữa hai bên cần quy định rõ ràng. Tránh việc một số đơn vị bảo hiểm chia lợi nhuận cho ngân hàng quá lớn, khiến nhiều ngân hàng bất chấp mọi cách bán bảo hiểm. Những điều này minh chứng rằng, chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ hơn chứ không phải quản không được mà cấm" - TS Châu Đình Linh đề xuất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn