MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
SVB phá sản vào đầu tháng 3.2023 là “phát súng” đầu tiên cho khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ. Ảnh: XINHUA

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ và nỗi ám ảnh về cuộc suy thoái kinh tế

Quý An LDO | 31/07/2023 11:00

Lại thêm một ngân hàng ở Mỹ vừa phá sản khiến giới đầu tư tài chính toàn cầu không thể chủ quan. Ngân hàng Heartland Tri-State Bank sụp đổ là minh chứng cho cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ, khiến giới đầu tư nhớ về thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Từng chuẩn bị ráo riết cho kịch bản xấu

Trong tuần qua, các nhà quản lý ngân hàng tại Mỹ đề xuất một số giải pháp để thắt chặt quy định. Tuy nhiên, Steven Kelly - chuyên gia tài chính ĐH Yale cho biết, những quy tắc mới này sẽ không ngăn được sự sụp đổ của các ngân hàng, giống với những gì đã trải qua với Silicon Valley Bank, Signature Bank hay First Republic.

Những đề xuất này cũng vấp phải sự phản đối của một số quan chức Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Họ cho rằng, các quy định này có thể gây hạn chế khả năng vay vốn của cá nhân và doanh nghiệp. Cũng có lo ngại các ngân hàng sẽ chuyển chi phí vốn cao hơn lên người tiêu dùng để duy trì lợi nhuận.

Thành viên Hội đồng Thống đốc FED Michael Bowman nhận định: “Khi chính quyền phát hành trái phiếu để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở địa phương, sẽ cần phải huy động số tiền nhiều hơn bình thường vì doanh nghiệp khó tiếp cận vốn”.

FED vừa đưa ra các yêu cầu mới về vốn, có hiệu lực từ ngày 1.10 đối với các ngân hàng lớn tại Mỹ, dựa trên kết quả đánh giá vượt qua khủng hoảng trước đó.

Ngoài những thay đổi quy định về vốn để nhằm ngăn chặn làn sóng phá sản của các ngân hàng trong tương lai, FDIC và FED còn đưa ra các khuyến nghị để các ngân hàng đối phó khi rơi vào khủng hoảng.

Chẳng hạn, các ngân hàng có thể xem xét liệu có đủ điều kiện vay từ công cụ cửa sổ chiết khấu của FED hay không. Để sử dụng cửa sổ chiết khấu, các ngân hàng phải thực hiện một số thỏa thuận trước thời hạn.

Một trong những nguyên nhân làm ngân hàng SVB phá sản là tổ chức tín dụng này từng không thể truy cập vào cửa sổ chiết khấu vì khách hàng đã nhanh chóng rút tiền.

Vốn mạnh mẽ và tính thanh khoản rất cao 

Không lâu sau khi First Republic Bank phá sản, FED đã tăng lãi suất. Nguyên nhân chính đẩy các ngân hàng ở Mỹ rơi vào khó khăn là do FED liên tục tăng lãi suất kéo dài. Khi lãi suất tăng cao hơn, các khoản đầu tư của ngân hàng (đặc biệt là trái phiếu dài hạn) bị mất giá, khiến những bên vay phải gánh chịu khoản lỗ hàng tỉ USD.

Khi FED tăng lãi suất, các ngân hàng cần tăng lãi suất tiền gửi để hút khách. Điều đó có thể gây áp lực không tương xứng lên các ngân hàng quy mô trung bình và nhỏ.

Trong những năm 1970 và đầu những năm 1980, FED đã thay đổi giữa việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và hạ lãi suất để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Hình thức này thường được các nhà kinh tế gọi là “dừng lại rồi đi”. Đây là một thảm họa đối với nền kinh tế.

Nếu FED coi những lần ngân hàng phá sản vừa qua là một vấn đề mang tính hệ thống, thì rất có thể họ sẽ xem xét để tăng lãi suất một lần nữa. Nhưng các quan chức FED dường như không mấy bận tâm tới vấn đề này.

GS.Jonathan Ernest (ĐH Case Western Reserve), nhận định: “Một ngân hàng phá sản không phải là lý do để FED thay đổi chiến lược của mình. Điều đó chắc chắn gây sốc và gây ra những hồi tưởng về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008”.

Tháng 6 vừa qua, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vẫn đang theo dõi tình hình trong ngành ngân hàng "rất cẩn thận" để giải quyết các lỗ hổng tiềm ẩn.

Trong cuộc họp mới nhất, Chủ tịch FED không đưa ra thông điệp rõ ràng về chính sách tiền tệ trong cuộc họp tiếp theo. Giới đầu tư dự báo FED sẽ không giảm lãi suất trong năm nay. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn