MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (áo dài xanh) xem các sản phẩm của hợp tác xã. Ảnh: Khánh Lam

Khuyến khích phụ nữ tham gia vào phát triển kinh tế tập thể

hà lê LDO | 30/07/2024 13:08

Trao quyền lãnh đạo, định hướng tương lai của hợp tác xã do phụ nữ làm chủ là chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh Nữ lãnh đạo Hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ ngày 29 - 31.7.2024 tại Hà Nội.

Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam - nhấn mạnh: Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong đó phát triển kinh tế cho phụ nữ là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam. Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã luôn là giải pháp để cộng đồng tiếp cận các dịch vụ theo nhu cầu. Trong sự phát triển chung đó, ngày càng nhiều hợp tác xã được thành lập và lãnh đạo bởi phụ nữ đã và đang hoạt động hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động.

“Chỉ tính riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù chưa có số liệu nghiên cứu đầy đủ nhưng có ít nhất 10% phụ nữ tham gia quản lý trong số hơn 20 nghìn hợp tác xã nông nghiệp; 85% lao động nữ tham gia và có việc làm ổn định trong lĩnh vực này. Ngoài ra, có trên 80% hợp tác xã tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà có nhiều phụ nữ tham gia như dệt, đan lát… Bên cạnh đó, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) hiện đang là một trong những đòn bẩy thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Nhiều sản phẩm được công nhận OCOP bước đầu đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong số các chủ thể tham gia OCOP, tỉ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, khoảng 20% hợp tác xã đăng ký sản phẩm OCOP là mô hình do phụ nữ quản lý và đóng góp vào thành công của chương trình”, bà Cao Xuân Thu Vân cho biết thêm.

Cũng theo bà Cao Xuân Thu Vân, các hợp tác xã do phụ nữ quản lý tạo được nhiều việc làm cho lao động nữ, quan tâm đến các chế độ chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các vấn đề xã hội hơn. Nhiều mô hình hợp tác xã mới được thành lập, trình độ cán bộ quản lý được nâng cao, nhạy bén với cơ chế thị trường, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các thành viên, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của hợp tác xã trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Tại Việt Nam, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) có bước phát triển cả số lượng và chất lượng, khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài. Tính đến hết tháng 6.2024, cả nước có 32.688 HTX, tăng 2.263 HTX so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực HTX thu hút trên 6,94 triệu thành viên (tăng 31.770 thành viên so với cùng kỳ năm 2023) và 2,59 triệu lao động (tăng 48.448 lao động so với cùng kỳ năm 2023).

Khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển tích cực, nhất là các HTX phi nông nghiệp tốc độ tăng trưởng tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn