MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Kinh tế 24h: Đổ xô mua thịt heo đồng giá 35.000 đồng/kg; nhà máy đóng tàu hoạt động cầm chừng chờ... chỉ đạo

Kinh tế 24h: Đổ xô mua thịt heo đồng giá 35.000 đồng/kg; nhà máy đóng tàu hoạt động cầm chừng chờ... chỉ đạo

Văn Thắng - Khánh Linh LDO | 09/06/2017 06:00
Đổ xô mua thịt heo đồng giá 35.000 đồng một cân; Khó xử lý nợ xấu khi tài sản đảm bảo là bất động sản; Còn “chặt chém”, còn mất khách du lịch; Những nhà máy đóng tàu hoạt động cầm chừng chờ chỉ đạo... là những tin chính có trong bản tin kinh tế nóng nhất trong 24h qua.

 

Bị phàn nàn về ghế và thái độ nhân viên, Vietjet Air nói gì?

Xem tại đây

Ngày 7.6, Vietjet đã lên tiếng phản hồi sau khi một hành khách trên chuyến bay VJ240 đã đăng tải clip phàn nàn về thái độ của nhân viên Vietjet cũng như chất lượng ghế trên máy bay. Đại diện Vietjet Air xác nhận, có vụ việc liên quan tới hành khách Đ.T.H.T trên chuyến bay VJ240 từ TPHCM đi Thanh Hoá. Ngay sau khi nhận được thông tin, nhân viên kỹ thuật Vietjet đã trực tiếp kiểm tra ghế ngồi của hành khách cũng như toàn bộ ghế ngồi trên tàu bay của chuyến bay VJ240 theo quy định ngay khi tàu bay hạ cánh xuống sân bay Thọ Xuân. Đồng thời mời hành khách về Cảng vụ Hàng không miền Nam để tiếp tục giải quyết vụ việc và sau đó hỗ trợ hoàn vé.

Đổ xô mua thịt heo đồng giá 35.000 đồng một cân

Xem tại đây

Dù đã hơn 12h trưa (ngày 7.6), nhưng tại cửa hàng bán thịt heo đồng giá 35.000 đồng/kg trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TPHCM) vẫn có nhiều người dân đến vây quanh quầy thịt, nhân viên bán hàng ở đây không kịp ngơi tay.

Đây là điểm bán thịt heo đồng giá do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đồng hành cùng các đơn vị tổ chức nhằm hỗ trợ người dân chăn nuôi lợn tiêu thụ sản phẩm tồn đọng với mức giá phù hợp. Đồng thời, kích thích, trợ giá người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt lợn.

Khó xử lý nợ xấu khi tài sản đảm bảo là bất động sản

Xem tại đây

Sáng 7.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Đa số ý kiến cho rằng nợ xấu nếu không có cơ chế rõ ràng sẽ rất khó xử lí, đặc biệt nếu tài sản đảm bảo là bất động sản thì càng khó khăn hơn.

Hệ lụy điều chỉnh quy hoạch: Nhìn từ câu chuyện Nhà máy nước ở Thanh Hóa

Xem tại đây

Sáng 4.6, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội diễn ra hội thảo, tọa đàm “Làm gì để môi trường đầu tư - kinh doanh minh bạch, ổn định?”. TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, ĐBQH chủ trì. Tại đây, câu chuyện Nhà máy nước Bình Minh (Thanh Hóa) được nêu lên như một điển hình về nạn nhân của sự thay đổi quy hoạch, o ép, đối xử thiếu công bằng.

TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế chỉ rõ nguyên nhân cái chết của không ít DN chính là do cái gọi là quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch. TS Vũ Đình Ánh đề xuất “Ai phê duyệt quy hoạch người đó phải chịu trách nhiệm chứ không phải thích thì quy hoạch, không thích, không có lợi thì điều chỉnh, DN sao chạy theo được”.

Còn “chặt chém”, còn mất khách du lịch

Xem tại đây

Câu chuyện một du khách nước ngoài bị người bán ở Hà Nội “móc túi” lấy 700.000 đồng cho một bịch bánh rán nhỏ đang gây tranh cãi trên cộng đồng mạng. Cùng với đó là những thông tin như ăn tô phở giá “cắt cổ”, đánh giày kiểu “trấn lột”… đã làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt, gây ảnh hưởng đến những nỗ lực thu hút và tăng trưởng khách du lịch.

Ông Vũ Công Huy - Phó Chánh Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội - cho biết, sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo, từng bước hạn chế được tình trạng người bán hàng rong chèo kéo, “chặt chém” du khách. Tuy nhiên do lực lượng mỏng, “văn hóa hàng rong” ăn sâu vào máu người Việt nên rất khó trong việc xử lý. Thời gian tới, sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, tuyên truyền, đồng thời khuyến khích người dân khi phát hiện đối tượng chèo kéo, “chặt chém” du khách thì có thể quay phim, chụp ảnh gửi cho công an phường hoặc Thanh tra du lịch để phối hợp xử lý nghiêm.

Những nhà máy đóng tàu hoạt động cầm chừng chờ... chỉ đạo

Xem tại đây

Những năm cực thịnh, có thể nói Hải Phòng là “thủ phủ” của Tập đoàn Vinashin với hàng loạt các Cty đóng tàu được đầu tư các dự án “khủng” hàng ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, sau cơn đại khủng hoảng, đến nay, các Cty, Nhà máy lừng lẫy một thời hiện chỉ hoạt động cầm chừng với mong muốn có đủ việc làm cho công nhân và được tiếp tục… khoanh nợ.

Trách nhiệm chỉ tiêu tăng trưởng với các “tư lệnh ngành”: Áp lực lớn nhưng phải thực hiện được

Xem tại đây

Kiên định mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 là khoảng 6,7%, trong bối cảnh quý I, GDP chỉ tăng 5,1%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao việc cụ thể cho từng “tư lệnh” ngành phải chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực mình phụ trách, đồng thời đặt vấn đề xử lý kỷ luật nếu không làm tốt, không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ trừ trường hợp bất khả kháng”.

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn