MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kinh tế 24h: Vàng tăng giá; Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận lót tay tiền tỉ

Khương Duy LDO | 18/03/2022 20:47

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ phí lót tay để đảo nhóm nợ xấu; Trung Quốc dừng nhập khẩu, chủ hàng cắn răng “xé công” bán rẻ nông sản; Vào vụ thu hái hồ tiêu, lao động nghèo ở Gia Lai có thêm nguồn thu nhập... là những tin tức kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Ồ ạt bán tháo khi giá vàng gặp áp lực: Liệu có quá sớm?

Tính đến 6h ngày 18.3, giá vàng trong nước được Tập đoàn DOJI niêm yết chiều mua vào 67,2 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 68,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng tại DOJI là 1,5 triệu đồng/lượng.

So với mở cửa phiên giao dịch ngày 17.3, giá vàng tại DOJI tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 300.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Không chỉ có vàng trong nước, sau nhiều phiên cắm đầu giảm sâu, thị trường vàng thế giới cũng bất ngờ quay đầu tăng nhẹ. Tính đến 2h ngày 8.3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 1.939,2 USD/oz (tăng gần 6 USD/oz so với mở cửa phiên giao dịch trước đó). Xem thêm...

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ phí lót tay để đảo nhóm nợ xấu

Theo đơn kêu cứu khẩn cấp của bà N.T.L. và bà L.N.Q, Giám đốc chi nhánh Ba Đình của Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội (SHB chi nhánh Ba Đình) đã nhận 2 tỉ đồng và một cán bộ phụ trách tín dụng tên H. nhận 500 triệu đồng để ngân hàng SHB hỗ trợ công ty của bà L và bà Q làm công văn gửi tới Trung tâm tín dụng quốc gia CIC đưa công ty của họ về nợ nhóm I.

Sự việc được viết tố cáo như sau: “Giữa công ty chúng tôi và SHB Ba Đình có ký kết hợp đồng tín dụng (Tổng hạn mức là 300 tỉ đồng, tài sản đảm bảo là sổ tiền gửi trị giá 210 tỉ đồng và 150 tỉ mệnh giá cổ phần công ty).

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 xảy ra từ đầu năm 2020 cho tới nay làm ảnh hưởng nặng nề tới công tác thu nộp của công ty, do vậy xảy ra tình trạng một số khế ước trả nợ quá hạn. Xem thêm...

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ đồng tiền phí ngoài để giúp một công ty đảo nhóm nợ. Ảnh: T.L

Trung Quốc dừng nhập khẩu, chủ hàng cắn răng “xé công” bán rẻ nông sản

Gần một tháng qua, Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) không thể xuất nhập khẩu hàng hoá do huyện Hà Khẩu (Trung Quốc), phong toả để xét nghiệm COVID-19. Tuy vậy, một số lái xe vẫn cố bám trụ tại cửa khẩu với hy vọng giao được hàng cho đối tác Trung Quốc. 

Anh Quốc Phương (tài xế Công ty Vận tải NNC Hà Tĩnh), cho biết: “Tôi chở thanh long từ Phan Thiết ra, ngày 11.2 ra tới nơi rồi nằm chờ đến nay chưa giao được hàng vì bên Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu. Xe nằm lâu, việc bảo quản hàng khó khăn, lâu ngày hàng hư hỏng, có những xe hàng phải bỏ”. Xem thêm...

Trước nguy cơ nông sản hỏng phải đổ bỏ nhiều chủ hàng đành “xé lẻ” công hàng bán với giá thấp, bèo bọt.

Vào vụ thu hái hồ tiêu, lao động nghèo ở Gia Lai có thêm nguồn thu nhập

Gia Lai đang bước vào mùa thu hoạch tiêu niên vụ 2021-2022, khắp các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Mang Yang, Đăk Đoa… các vườn tiêu chín rộ. Tiếng cười nói của các nhân công địa phương râm ran dọc thôn làng.   

Chị Hbel (28 tuổi, trú thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) là một trong số hơn 40.000 lao động trở về từ miền Nam trong đợt bùng phát dịch COVID-19. Nhiều tháng ở quê cùng gia đình, chị thay đổi ý định trở vào miền Nam mưu sinh mà quyết tâm ở lại quê hương lập nghiệp. Đang mùa tiêu, hai vợ chồng chị Hbel đi hái thuê, mỗi ngày kiếm tiền công từ 170.000-180.000 đồng/ngày, có tiền mua sắm sách vở, máy tính cho con đến trường.

Lao động địa phương trong vườn hồ tiêu ở Đăk Đoa. Ảnh T.T 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn