MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(nguồn: VECOM).

Kinh tế ứng dụng góp 6,4 tỉ USD, thương mại điện tử như chiến trường

Thế Lâm LDO | 27/03/2019 14:11
Những Chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2019 (kết số năm 2018) vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố cho thấy khả năng qui mô của ngành này có thể vượt mục tiêu kế hoạch đề ra nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng 30% trong hai năm 2019-2020.

“Thương trường như chiến trường”…

Theo công bố của VECOM, tốc độ tăng trưởng của ngành TMĐT Việt Nam năm 2018 đạt trên 30%. Theo đó, doanh số TMĐT bán lẻ (B2C) năm 2018 đạt 7,8 tỉ USD từ mức 4 tỉ USD của năm 2015. Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng của ngành TMĐT tại Việt Nam trong hai năm 2019-2020 tiếp tục ở mức trên 30% như vài năm qua thì khả năng đến năm 2020 sẽ đạt 13 tỉ USD.

Con số 13 tỉ USD nếu đạt được sẽ vượt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu này đề ra đến năm 2020 qui mô ngành TMĐT bán lẻ (B2C) tại Việt Nam đạt 10 tỉ USD.

TMĐT Việt Nam hiện được xem là một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt với những cái tên như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Adayroi. Bên cạnh đó còn nhiều cái tên nhỏ khác, hoặc những trang bán hàng chuyên ngành.

Sau khi trang TMĐT Zalora chuyên về thời trang được bán lại cho Central Group của Thái Lan cách đây ba năm và đổi tên thành Robins, ngày 27.3.2019 cũng là ngày Robins tuyên bố chính thức dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau nhiều tháng tin đồn này đã lan truyền.

Cho thấy một lần nữa, thương trường TMĐT Việt Nam còn khốc liệt hơn chiến trường. Sau những cái tên như Deca.vn, Cucre.vn, Beyeu.com, Lamdieu.com, Foreva.vn, Fab.vn, Zing Deal và 123mua.vn (của VNG), Vuivui.com, giờ tới lượt Ronbins của một đại gia nước ngoài cũng phải đóng cửa.

Sôi động thêm nhờ kinh tế ứng dụng 6,4 tỉ USD

Nền kinh tế ứng dụng được đề cập ở đây nằm trong khuôn khổ TMĐT, hay nói nôm na là bán hàng qua mạng, nhưng lại thực hiện trên các ứng dụng như Facebook, Grab, Zalo, Go-Viet.v.v…

(nguồn: VECOM).

Theo bà Tenzin Dolma Norbhu - Giám đốc chính sách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Facebook, những ứng dụng kể trên đã góp phần lớn tạo nên tổng thặng dư tiêu dùng khoảng 6,4 tỉ USD tại thị trường Việt Nam trong năm 2018.

Theo một nghiên cứu, khoảng 50% dân số tại các thành thị lớn tại Việt Nam đang mua hàng thông qua các mạng xã hội, tuy nhiên không cho biết về giá trị.

Cũng như phân khúc các website TMĐT nói chung, kinh tế ứng dụng vài năm trở lại đây cũng khốc liệt không kém. Đầu tiên là cuộc chiến giữa taxi công nghệ mà đại diện là Grab và Uber với taxi truyền thống. Đến nay, vụ Vinasun kiện Grab chưa đi đến hồi kết.

Thứ hai là cuộc đấu giữa nội bộ taxi công nghệ, ban đầu là Grab với Uber, sau đó là Grab với VATO, FastGo… Cuộc chiến thứ hai là xe ôm công nghệ, hiện đang diễn ra quyết liệt giữa nhiều cái tên gồm Grab, Go-Viet, FastGo, Be… Cũng từ những cái tên trên còn mở ra những cuộc đấu căng thẳng khác như giao thức ăn, giao hàng.v.v…

Bà Tenzin Dolma Norbhu nhận định rằng, các ứng dụng công nghệ tương tác đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thể hiện không chỉ ở qui mô thị trường với giá trị ngày càng lớn mà còn ở lĩnh vực giải quyết việc làm.

Kinh tế ứng dụng đang giải quyết hàng trăm ngàn việc làm tại Việt Nam (ảnh: PK).

Theo đó, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 2 tại Châu Á (chỉ sau Ấn Độ) về sự phổ biến của các ứng dụng tương tác khi có đến 70% người sử dụng Internet đang sử dụng ít nhất 1 ứng dụng.

Còn theo các con số chưa chính thức, chỉ riêng các ứng dụng Grab, Go-Viet, FastGo, Be… hiện đã giải quyết hàng trăm ngàn việc làm toàn thời gian và bán thời gian tại Việt Nam.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn